Download BÀI-TẬP-VÔ-CƠ

Survey
yes no Was this document useful for you?
   Thank you for your participation!

* Your assessment is very important for improving the workof artificial intelligence, which forms the content of this project

Document related concepts
no text concepts found
Transcript
BÀI TẬP VÔ CƠ (LQĐNT)
1. Zirconi, một kim loại màu trắng bạc, có ánh kim sáng. Là một hợp phần không thể thay thế trong các hợp kim sử dụng
trong công nghiệp hạt nhân với nhiệm vụ của nó là xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Một trong số nguồn cung cấp
zirconi chủ yếu là khoáng zircon (49,76% zirconi và 15,32%
silic). Kim loại Zirconi được sản xuất chủ yếu bằng phương
pháp Kroll và một số phương pháp khác.
Trong phương pháp Kroll thì một hỗn hợp của zircon và than
cốc được xử lý với clo ở 10000C và sản phẩm zirconi tetraclorua
sinh ra được khử bởi magie cho zirconi kim loại ở dạng bọt xốp.
Dạng bọt xốp này được tinh chế, làm nóng chảy bằng hồ quang
và hình thành ở dạng thỏi.
a. Xác định công thức hoá học của khoáng zircon.
b. Viết các phản ứng điều chế zirconi trong quá trình Kroll.
c. Có bao nhiêu tấn zirconi nhận được khi sử dụng 32,5 tấn quặng zircon chứa 12,4% tạp chất trơ. Cho rằng hiệu suất
của toàn quá trình chỉ đạt 95,5% về khối lượng.
d. Bọt xốp zirconi luôn chứa một kim loại khác rất khó tách ra. Hãy cho biết đó là kim loại nào và tại sao nó lại xuất
hiện trong bọt xốp.
2. Cho đến tận thế kỷ XIX thì thuốc súng đen là vật liệu nổ duy nhất mà loài
người được biết. Trải qua nhiều năm thì thuốc súng đen được dùng vào mục
đích quân sự. Ngày nay nó chủ yếu được sử dụng trong kỹ thuật biểu diễn
tín hiệu (tín hiệu tên lửa, pháo hoa) cũng như làm đầu đạn cho các súng ngắn
thể thao. Thành phần của thuốc súng đen có thể rất khác nhau nhưng luôn
chứa những thành phần cơ bản: diêm tiêu (kali nitrat), lưu huỳnh và than.
Tiến hành phân tích hóa học thuốc súng đen cho kết quả là 75% diêm tiêu,
13% cacbon và 12% lưu huỳnh về khối lượng.
a. Viết phản ứng thể hiện sự cháy của thuốc súng đen với các thành phần
này. Cho biết vai trò của từng loại nguyên liệu.
b. Nếu như thành phần các nguyên liệu trong thuốc súng đen có thay đổi thì
có thể thu được các loại sản phẩm cháy nào? Minh họa bằng phương trình hóa học
3. 40,12g thuỷ ngân được hoà tan trong cùng một lượng axit nitric 0,10M. Thêm dung dịch kali iodua vào dung dịch
vừa rồi xuất hiện kết tủa. Kết tủa được hoà tan trong dung dịch KI và sau đó kết hợp với dung dịch AgNO3 cho
184,8mg kết tủa vàng (%I là 54,94%). Kết tủa vàng được phân tích từ dịch lọc và đun nóng đến 45oC cho một hợp chất
màu đỏ trong đó bạc chiếm 23,35% về khối lượng. Viết phương trình các phản ứng xảy ra và giải thích.
4. Tương tác giữa kim loại với axit nitric cho ra hỗn hợp các sản phẩm khử của nitơ với thành phần hỗn hợp phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất chính là bản chất hóa học của kim loại, kích cỡ kim loại
phản ứng (dạng bột hay dạng thỏi...), nồng độ của axit nitric và điều kiện phản ứng (nhiệt độ, khuấy trộn...).
a. Ngoài muối nitrat kim loại thì có thể sinh ra các sản phẩm nào khác chứa nitơ khi hòa tan kim loại trong axit nitric?
Viết phương trình hóa học chỉ ra sự hình thành các sản phẩm.
b. 1.00 g mẫu kim loại được hòa tan vào lựơng dư dung dịch axit nitric 15%. Phản ứng sinh ra 446 mL (đktc) hỗn hợp
các khí. Phân tích hỗn hợp khí này cho kết qủa gồm 117 mg nitơ và 269 mg nitơ oxit và phầm trăm khối lượng nitơ
nguyên tố trong nó là 60,7%. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp khí này ở 40.0 °C và 770 mm Hg.
c. Kim loại nào đã phản ứng với axit nitric trong thí nghiệm trên ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
5. Khi đun nóng một nguyên tố A trong không khí thì sinh ra oxit B. Phản ứng của B với dung dịch kali bromat trong sự
có mặt của axit nitric cho các hợp chất C, D, và muối E là thành phần của thuốc súng đen. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu
chuẩn thì D là một chất lỏng màu đỏ. Hỗn hợp của C với axit clohydric là một trong số ít các hóa chất có thể hoà tan
được kim loại F. Khi xảy ra phản ứng này thì sinh ra hợp chất B và G và dung dịch có màu vàng sáng. Biết A thuộc
nhóm VIA
a. Xác định các chất từ A đến G, biết rằng trong G thì clo chiếm 41,77% về khối lựơng và từ 1,00 g B cho 1,306 g của
C. Nêu lý do.
b. Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm.
c. Khi hợp chất A được đun sôi với dung dịch Na2SO3 thì một hợp chất mới H được hình thành, H chứa 15,6% lưu huỳnh
về khối lượng. Xác định thành phần hóa học và công thức phân tử H.
d. Đề nghị hai cách để chuyển kim loại F về dạng dung dịch. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng tương
ứng.
6. Kết tủa X tạo bởi 3 nguyên tố Ag, N và O. Khi cho 1,38 gam kết tủa X tác dụng với lượng dư HCl thu được 1,435
gam kết tủa trắng Y hóa đen khi để ngoài ánh sáng và dung dịch Z chứa axit 2 nấc
a. Xác định X,Y và Z
b. Viết phương trình phản ứng
c. Viết công thức cấu tạo của X, Y và Z. Cho biết các chất trên có những loại liên kết nào trong phân tử
d. Đun nóng nhẹ 20,15 gam dung dịch Z thu được tối đa 4 dm3 khí P gồm 2 nguyên tố và có khối lượng tương đương
với 10,01 dm3 khí O2 (đktc). Biết phản ứng trên xảy ra ở 270C và 2 atm. Xác định khí P và cho biết khí trên có tác động
như thế nào đến con người
7. Viết các phương trình diễn ra trong các trường hợp sau:
a. Cho Cl2 tác dụng Na2CO3 loãng lạnh
b. Cho Cl2 tác dụng Na2CO3 nóng
c. Sục Cl2 (dư) trong dung dịch KI. Sau đó kiềm hóa dung dịch và đun nóng
d. Cho I2Cl6 tác dụng NaOH. Sau đó axit hóa rồi đun nóng
e. Cho Na2O2 phản ứng với Na. Dẫn khí thoát ra qua dung dịch NaNH2
8. Hidro là một phân tử khí không xa lạ với chúng ta. Nó có nhiều ứng
dụng trong công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Hidro là nguyên tố đặc
biệt vì hạt nhân nguyên tử của chúng không hề có nơtron
a. Hãy cho biết những ứng dụng của hidro trong đời sống và khoa học
kỹ thuật, cho biết tính chất của hidro qua những ví dụ em đã đề ra
b. Hidro có 2 “người anh em thiện lành” là Đơteri và Triteri. Cho biết
sự thay đổi trong cấu trúc nguyên tử của 3 loại hidro
c. Phản ứng nhiệt hạch được xảy ra trên bề mặt của Mặt Trời do sự kết
hợp của 2 nguyên tử hidro để hình thành nguyên tố X được tìm thấy
đầu tiên ở Mặt Trăng. Cho biết X là nguyên tố nào và sự va chạm của đồng vị hidro nào được đề cặp ở trên, viết
phương trình phân hủy nhiệt hạch
d. Từ dữ kiện của câu c và mô hình giản đồ MO bên. Cho biết He2+ và He+ có tồn tại không? Nếu có, cho biết bậc liên
kết
9. Trong việc nung quặng boxit, người ta đã điều chế được oxit A từ hỗn hợp gồm 3 oxit kim loại A, B và C. Người ta
điều chế A tình khiết bằng cách cho hỗn hợp trên được phóng qua khí SO3, sau đó cho axit hóa hỗn hợp, lọc kết tủa rồi
lại kiềm hóa. Tiếp tục sục khí CO2 vào dung dịch thu được hydroxit D. Nung D đến khối lượng không đổi thu được A
a. Hãy viết các phản ứng hóa học và dự đoán A, B và C
b. Sự điện phân A để điều chế kim loại tương ứng có sự tham gia của phức chất E. Phức chất E có thể bị phân hủy ở
nhiệt độ cao hình thành oxit kim loại F và A kèm thêm 1 chất khí có màu vàng lục nhạt. Nếu thêm nước vào hỗn hợp
vừa thu được thì xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan một phần. Xác định các chất chưa biết và cho biết công thức cấu tạo
của E
c. Phức chất E còn được điều chế bằng cách cho D phản ứng với Na2CO3 và HF
d. Cho biết vai trò của E trong phản ứng trên
10. Zystocheir Dissacta là một loài cuốn chiếu có màu trắng và phát sáng trong đêm. Mắt thường không thể nhìn thấy
ánh sáng này nếu thiếu tia UV. Loại cuốn chiếu thường cuộn tròn lại khi bị tấn công nhưng Zystocheir Dissacta thì lại
tiết ra 1 hợp chất của C là X. Hợp chất trên sau khi đi vào cơ thể sẽ ức chế mạnh hô hấp và làm cơ thể bị ngộ độc.
Dung dịch X đậm đặc có thể phản ứng với Cu tạo phức chất bền Y. Để điều chế P, trước tiên, ta cho kim loại kiềm Z
vào dung dịch X đậm đặc, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho quặng chứa P vào dung dịch vừa thu được rồi đun
nóng trong không khí. Sau phản ứng sẽ thu được phức chất T có cầu nội đồng cấu tạo với Y về tỉ lượng nguyên tử.
Tiếp theo, cho kẽm kim loại tác dụng với phức chất, quá trình này làm xuất hiện kết tủa màu vàng P. Để điều chế X,
người ta cho azan tác dụng với khí than ở nhiệt độ cao có xúc tác Thori (IV) oxit. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
dẫn khí sinh ra qua nước hình thành dung dịch L. Nếu cho L tác dụng với FeCl2 thì phản ứng không được tiến hành,
nếu cho thêm KCl vào hỗn hợp thì phản ứng xảy ra nhanh cho hợp chất màu vàng chanh A. Sục khí Cl2 vào dung dịch
chứa A thì thu được dung dịch tạo ra màu huỳnh quang xanh lá cây pha vàng
a. Xác định A
b. Xác định các chất còn lại và gọi tên
c. Cho biết X có khả năng phản ứng thế nào ở nhiệt độ dưới 00C, vì sao?
11. Giải thích những tính chất sau:
a. Trong các hợp chất, magie tồn tại ở dạng ion Mg2+ mặc dù năng lượng ion hóa thứ hai của magie (15,035 eV) lớn
gần gấp đôi năng lượng ion hóa thứ nhất (7,646 eV)
b. Thủy ngân (II) xianat Hg(OCN)2 bền, trong khi thủy ngân (II) fumilat Hg(CNO)2 rất dễ phân hủy nổ
c. Ở nhiệt độ phòng, CO2 là một chất khí ; còn SiO2 là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy rất cao
d. SF4 rất hoạt động về mặt hóa học trong khi SF6 trơ
12. Cho lượng dư SO2 đi qua dung dịch NaOH thu được dung dịch A.
a. Cô cạn dung dịch A thu được muối khan X1 tạo từ 3 loại nguyên tố. Xử lý 0,38 gam X1 với lượng dư dung dịch nước
Br2, sau đó thêm lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 0,932 gam kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Cho 0,67
gam X1 vào dung dịch HCl loãng, dư thu được khí có tỉ khối so với O2 bằng 2 và dung dịch chứa 0,351 gam muối duy
nhất. Xác định X1
b. Xử lý A1 với lượng dư Zn, sau khi loại bỏ chất rắn thêm muối ăn, từ hỗn hợp phản ứng thu được tinh thể X2 . Kết
quả phân tích nguyên tố cho thấy: X2 không chứa kẽm, và lưu huỳnh chiếm 30,476% khối lượng của X2. Đun nóng X2
với etanol khan được chất rắn X3 (khối lượng giảm 17,143% so với X2) Cho 0,725 gam X3 phản ứng với 50,00ml dung
dịch I2 0,5M trong môi trường axit. Sau khi phản ứng kết thúc, lượng I2 dư phản ứng vừa đủ với 59,5ml dung dịch
Na2S2O3 0,42M. Xác định X2, X3 và viết phương trình hóa học khi đun nóng dung dịch chứa X3 trong điều kiện không
có oxy không khí
13. Thêm dư bột Cu vào 5ml một dung dịch HNO3 (dung dịch A) thì thu được 370ml hỗn hợp khí (đktc), khi làm lạnh
khí này thì thu được chất lỏng màu lam duy nhất. Mặt khác, nếu pha loãng (~10 lần) 5ml một dung dịch A rồi thêm dư
bột Pb vào thì thấy có 280ml (đktc) khí B là sản phẩm khử duy nhất. Xác định nồng độ dung dịch A và khí B
14. A là oxit của N, tạo thành từ phản ứng của HNO3 và P2O5. Ở trạng thái hơi, A chứa phân tử cộng hóa trị. Ở trạng
thái rắn, A là hợp chất ion hình thành từ sự phân cắt dị ly của phan tử cộng hóa trị
a. Viết công thức cấu tạo của A ở trạng thái hơi và rắn
b. Hoàn thành phương trình các phản ứng sau trong điều kiện không nước thích hợp
A + Na 
A + NaCl 
A + NH3 (1:2) 
15. Áp dụng thuyết đẩy electron VSEPR để giải thích cấu trúc hình học và lai hóa của nguyên tử trung tâm của các hợp
chất sau:
1. SO2Cl2
2. FeO43. PO2F24. MnO425. XeOF4
6. ICl2(C6H5)2
7. BrF3
8. ICl4
9. IF5O
10. Fe(CO)5 11. SiF6212. [Fe(CN)6]4-
16. Viết các đồng phân cấu tạo của C2H2I2
a. So sánh nhiệt độ sôi của các đồng phân và giải thích
b. Hãy tổng hợp các dạng đồng phân trên của C2H2I2
17. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cho biết dạng hình học của từng phân tử: ClO-, ClO2-, ClO3-,
ClO4-. Cho biết axit của anion nào có tính axit mạnh nhất, vì sao?
18. Cho các phân tử và ion sau: NO2, NO2+ và NO2-. Hãy viết công thức lewis, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử
trung tâm, dự đoán dạng hình học của phân tử và ion nói trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo
chiều giảm dần và giải thích
19. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: SO3, PH3, C2H2, HclO, SO2Cl2, PCl5, NO2,
POCl3, NH3, N2O5, Cl2O7, CO, Fe3O4, N2O. H2SO4, H3PO4, HNO3, HClO3, HMnO4, KHCO3, NaH2PO4, Al4C3, CaC2,
H2O2, COCl2
20. Sử dụng thuyết VSEPR để giải thích các câu sau:
a. Cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion sau: NO3-, SO42-, HClO2 và HPO3.
Cho biết phân tử hay ion có cực? Không phân cực?
b. Cho biết kiểu lai hóa của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau: PCl5, SO2Cl2, ClF3, HNO3. Viết công thức
cấu tạo.
21.
a. Sử dụng phương pháp VB hãy giải thích ion phức [Ni(NH3)6]2+ có cấu trúc bát diện đều và thuận từ
b. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử hay ion sau: NO2-, TeBr4,
OsO4.
22. Hãy vẽ cấu trúc hình học của các phân tử sau: (nêu rõ ràng trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm).
[PtCl4]2- , [Ni(CN)4]2- , SF6 , [FeF6]3- , [PtCl6]2- , [Fe(CN)6]423. Cho các phân tử, ion: XeF2, XeO2F2, CN22-, NFO.
Viết công thức cấu tạo Lewis cho từng phân tử, ion
Áp dụng quy tắc đẩy giữa các cặp electron hóa trị, hãy dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử, ion đó. Hãy cho biết
kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử, ion nói trên.
24. Sử dụng thuyết liên kết hóa trị (VB – Valance bond) để giải thích dạng hình học, từ tính của các phức chất sau:
[Ni(CN)4]2- , [NiCl4]2-, Ni(CO)4
25. Giải thích các vấn đề sau:
a. Bột làm bánh là hỗn hợp của aluminium sulfate và sodium hydrogencarbonate, chúng sinh ra một chất khí và tạo
thành các bong bóng trong bột nhào bánh
b. Tại sao H2SO4 và H3PO4 khan đều có độ dẫn điện cao?
26. Dự đoán sản phẩm tạo thành khi:
a. Đun nóng Sn với dung dịch NaOH đặc
b. Dẫn SO2 qua PbO2
c. Lắc CS2 với dung dịch NaOH
d. Thủy phân SiH2Cl2
e. ClCH2SiCl3 phản ứng với Li[AlH4] theo tỉ lệ 4:3 trong dung dịch dietyl ete
27. Azide ion, N3-, có dạng thẳng với các liên kết N-N bằng nhau
a. Mô tả các orbital phân tử trong azide
b. Dựa vào tương tác HOMO-LUMO, mô tả phản ứng giữa azide và H+ để tạo thành hydrazoic acid, HN3
c. Độ dài các liên kết N-N trong HN3 được cho dưới đây. Gải thích tại sao độ dài liên kết N-N bên ngoài ngắn hơn độ
dài N-N trung tâm
28. (CN)2 được xem là halogen giả và anion CN- là phối tử quan trọng của phức chất
a. Viết công thức lewis của (CN)2 và các đồng phân cấu tạo của nó
b. Điều chế (CN)2 bằng HgCl2 và Hg(CN)2. Viết phương trình
c. Ở 298K, nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn của (CN)2 là -1095 KJ.mol-1 và của C2H2 là -1300 KJ.mol-1. Sinh nhiệt chuẩn của
C2H2 là 227 và H2O là -286. Tính sinh nhiệt chuẩn của (CN)2
29.
a. Cho biết Xe(OTeF5)4 và O=Xe(OTeF5)4 có cấu tạo hóa học như thế nào? Cho biết số oxi hóa và lai hóa của Xe trong
từng trường hợp
b. Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được cấu trúc của XeF22-. Sử dụng thuyết đẩy electron VSEPR để đề xuất cấu
tạo của anion trên. Cho biết tại sao nhà khoa học vẫn chưa xác định được nó có tồn tại không?
c. Một trong những cation được chứng minh là có tồn tại là CH5+, hãy mô tả sự tạo thành CH5+ bằng hiểu biết của em
d. 2 Cation Fe2+ và Fe3+ đều tạo phức cyanide với CN-. Trong đó cả 2 phức tạo thành đều có cùng dung lượng phối tử,
nhưng trong phức của Fe2+ có chiều dài Fe-C là 192pm bé hơn Fe-C là 193pm trong Fe3+. Gỉai thích?
30. Nitric oxide (NO) là một phân tử đơn giản, được biết tới từ lâu và cũng đã được nghiên cứu khá kĩ. Cuối những
năm 1990, nó đã làm dấy lên mối quan tâm mới bởi phát hiện: Phân tử đơn giản, hoạt động mạnh này đóng vai trò như
một chất dẫn truyền thần kinh trong một loạt các hệ thống hóa sinh. Giống như các hóa chất có hoạt tính sinh hoạt
khác, nhiều câu hỏi đã được đề ra. Nhà hóa học vô cơ đã có những đóng góp quan trọng để trả lời những câu hỏi này
bằng cách thiết kế các hệ thống mẫu đơn giản, mô phỏng các quá trình hóa học diễn ra trong các hệ thống sống phức
tạp.
Dưới đây là một số quan sát về tính chất hóa học của NO liên quan đến sự tham gia của nó vào các quá trình hóa sinh:
1. Trong các điều kiện sinh lý, superoxide O2-, phản ứng nhanh với NO trong nước tạo thành peroxonitrite ion [ONO2]2. Các peroxonitrite ion phản ứng nhanh với dung dịch nước của CO2 hoặc HCO3-, tạo thành một tiểu phân được cho là
[ONO2CO2]3. Các enzyme gọi là nitrite reductases, có chứa các ion Cu+ ở tâm hoạt động – tác động đếm phản ứng khử NO2- thành
NO
4. Sau khi nén một mẫu khí NO ở 500C tới 100 atmosphere thì xảy ra sự giảm áp suất nhanh chóng ở điều kiện đẳng
tích do xảy ra một phản ứng hóa học. Vào thời điểm nhiệt độ tái lập ở mức 500C thì áp suất đã giảm tới thấp hơn 66
atm
a. Những tiểu phân hóa học nào đề cập đến ở i và ii, có số electron hóa trị lẻ? Dự đoán cấu trúc của [ONO2]- và
[ONO2CO2]-, chỉ rõ dạng hình học của nguyên tử C và N
b. Các phản ứng i, ii thuốc loại nào?
c. Viết phương trình phản ứng khử NO2- bởi Cu+ trong dung dịch acid
d. Nếu biết một trong các sản phẩm ở (iv) là N2O thì sản phẩm còn lại là gì? Giải thích sự tạo thành 2 sản phẩm này và
cho biết phản ứng thuộc loại nào?
31. A và X là hai nguyên tố phi kim có tổng số electron là 22 và tổng số electron hóa trị là 10. Trong những điều kiện
xác định, chúng có thể tạo thành AX, AX3 (acid lewis phổ biến), A2X4 và A4X4, theo các phản ứng sau:
A (s) + 3/2X2 (g) → AX3 (g)
AX3 (g) → AX (g) + 2X (g)
2Hg + 2X (g) → Hg2X2 (g)
AX (g) + AX3 (g) → A2X4 (g)
4AX (g) → A4X4 (s)
a. Xác định các nguyên tố A,X
b. Phân tử A4X4 có 4 trục quay bậc ba, mỗi nguyên tử A có 4 nguyên tử xung quanh. Hãy vẽ cấu trúc của A4X4
c. Viết phương trình phản ứng giữa AX3 và CH3MgBr theo tỉ lệ 1:3
d. Viết phương trình phản ứng giữa A2X4 với ethanol
32. Ở Thanh Hải, Tây Tạng và nhiêu nơi khác tại Trung Quốc có các hồ muối khô chứa nhiều muối sodium Q. Q là
chất rắn, tan được trong nước. Acid hóa Q với sulfuric acid thu được acid yếu X với cái tên ít gặp Sassolite. X có
dạng tinh thể trong suốt không màu. Phản ứng giữa X và methanol khi có sulfuric acid đậm đặc, tạo thành chất E dễ
bay hơi. E cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh lục. Phản ứng giữa E và NaH tạo thành chất rắn Z màu
trắng, không tan trong nước, có khối lượng phân tử 37,83 và có tính khử mạnh
a. Viết phương trình dạng ion của phản ứng Q  X
b. Viết phương trình dạng ion của phản ứng X + H2O
c. Viết phương trình giữa X và methanol khi có sulfuric acid đậm đặc, tạo thành E
d. Viết phương trình phản ứng đốt cháy E
e. Viết phương trình phản ứng điều chế Z từ E và NaH
f. Tính bền của Z trong dung dịch nước có liên quan đến pH của dung dịch và pH càng cao thì càng bền, giải thích
vì sao?
g. Trong những năm gần đây, việc sử dụng Z và hydrogen peroxide để chế tạo một loại pin sạc (ắc quy) kiềm mới
đã trở thành một xu hướng nghiên cứu hấp dẫn. Khi pin xả điện, 8 mol electron được giải phóng trên mỗi mol Z, và
suất điện động chuẩn lớn hơn 2V. Viết phương trình phản ứng xả điện
33. Hợp chất X có chứa nguyên tố lưu huỳnh. Thêm vài ml dung dịch chứa X cùng dung dịch KI và vài giọt hồ tinh
bột. Sau phản ứng, hồ tinh bột chuyển màu và X chuyển hóa thành Y chứa 4 nguyên tử lưu huỳnh. Trong đó có 2
nguyên tử lưu huỳnh mang số oxi hóa bằng 0. X và Y đều hình thành axit 2 nấc Z và T. Viết công thức cấu tạo của
Z và T và cho biết axit nào có pKa2 lớn hơn
34. a. Tương tác giữa hydrosunfua và lưu huỳnh dioxit đã tạo nên dung dịch nước rất loãng. Điều này đã tạo nên
một hỗn hợp oxyacid mang cấu trúc phức tạp. Dung dịch này được gọi là dung dịch Wackenroder. Hoàn thành
chuỗi phản ứng sau:
H2S + H2SO3 → A + H2O
A + 2H2SO3 → B + 2H2O
B + H2SO3 → C + D
Tiếp tục phản ứng của lưu huỳnh halogenua với các anion
SCl2 + HSO3- →
S2Cl2 + HSO3- →
SCl2 + 2HS2O3- →
b. Một hợp chất có tính oxi hóa mạnh có mang nguyên tố Kali và cũng có mặt trong thành phần cấu tạo của oxon
2X.KHSO4.K2SO4. X có tên thương mại là MPS, được sử dụng chủ yếu cho khử trùng thiết bị cho lab. Khi cho X
tác dụng với kali iotua thì thu được dung dịch sau phản ứng có ảnh hưởng đến hồ tinh bột. Khi tiếp tục cho tác dụng
với NaOH thì hợp chất sau phản ứng có m cấu trúc cộng hưởng và có lai hóa sp3. Xác định X và m. Viết các
phương trình hóa học đã xảy ra.
35. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
SO2
1
A
5
2
B
3
C
4
SO2
6
F
D
Các tác nhân phản ứng lần lượt với các phương trình là:
1. NaOH
3. I2
5. MnO2/H+
2. S
4. Y
6. H2O2
Viết công thức cấu tạo của các anion trong A, B, C, D, E, F
Cho biết hàm lượng S trong các hợp chất D và E lần lượt là 40,33% và 31,07%
36. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B thu được chất rắn C (để lâu có màu vàng) và dung dịch D. Khí X có màu
vàng lục tác dụng với khí A thu được chất C và F. Nếu X tác dụng với dung dịch của A thì thu được Y và F. Dung
dịch Y tác dụng với BaCl2 thấy có kết tủa trắng. Cho A tác dụng với dung dịch muối nitrat (G) thu được kết tủa đen.
Nung nóng kết tủa này trong oxi không khí thu được một chất lỏng có màu trắng bạc. Xác định A, B, C, D, F, X, Y
và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
37. Giải thích các tính chất sau:
a. Đồng phân cis- hay trans- [PtCl2(PPh3)2] chiếm ưu thế hơn?
b. Sử dụng mô hình thuyết VSEPR để giải thích tại sao SNF3 có dạng tứ diện còn SF4 thì có dạng bập bên
c. Tại sao KrF2 là phân tử thẳng thay vì bẻ cong?
38. Vẽ cấu trúc không gian 3 chiều của các phân tử/ion sau:
a. (CH3Li)4
b. [B3O6]3c. (HBNH)3
2+
e. [Bi2Cl8]
f. [H9O4]
h. S8
d. [Si4O12]8i. (¶5-Cp)BeH
39. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Đun nóng manganic oxide và Flue gas tạo thành Manganese (II,III) oxide
b. Cho Potassium cyanide vào dung dịch Chalcanthite dư
c. Cho khoáng Eskolaite cùng dung dịch Prussian đỏ phản ứng trong dung dịch kiềm
d. Zn(CN)42- phản ứng với formadehyde trong dung dịch kiềm
e. Fe(OH)2 bị chuyển thành sắt từ oxit ở nhiệt độ thường và điều kiện kị khí
f. Thêm từ từ bột nitratite vào NaNH2 nóng chảy, tạo ra NaN3 (không tạo thành nước)
g. Nhỏ dung dịch chì nitrate nóng vào dung dịch chromic acid nóng, tạo thành kết tủa Pb2(OH)2CrO4
h. Thêm bột sắt và K2CO3 vào nước thải chứa hydrogen cyanide, tạo thành kết tủa K4Fe(CN)6.3H2O
i. Xử lý dung dịch muối màu đỏ máu với KMnO4 và khi phản ứng oxid hóa hoàn toàn, tạo thành NO3- và CO2
j. Phản ứng của Ag2SO4 và đơn chất S trong nước, tạo thành kết tủa Ag2S (tách ra). Dung dịch còn lại không làm
nhạt máu nước iodine
40. Nitrogen triflouride là hợp chất có tính bền đáng kinh ngạc, được tổng hợp lần đầu bằng cách điện phân nóng
chảy hỗn hợp ammonium flouride và hydrogen flouride
a. Nitrogen triflouride được tạo thành trên điện cực nào? Viết phương trình phản ứng tạo thành NF3
Một điều thú vị là flouroamine và diflouroamine tương tự (NH2F và NHF2) lại là những hợp chất rất kém bền;
phản ứng phân hủy các chất tinh khiết này thậm chí sẽ gây nổ. Sẽ rất nguy hiểm nếu hcungs là sản phẩm phụ của
quá trình điện phân
b. Dự đoán chất nào trong số NF3, NH2F và NHF2 bị ngưng tụ ở nhiệt độ thấp nhất?
Khi sục NHF2 qua dung dịch KF trong HF thì nhận được một hợp chất lưỡng nguyên tố - chứa nitrogen, flourine
dưới dạng hỗn hợp của hai đồng phân hình học
c. Viết phương trình hóa học tạo thành hợp chất nitrogen-flouride trên
Tetraflouroammonium ion (NF4+) và muối tương ứng của nó có thể được tạo thành từ phản ứng của NF3 với
flourine đơn chất khi có một tác nhân phù hợp
d. Đề xuất tác nhân phù hợp và viết phương trình phản ứng
NF4+ ion tạo thành muối bền với nhiều anion. Chúng rất nhạy cảm với môi trường ẩm, do NF4+ ion bị thủy
phân, tạo thành NF3 và O2. Điều thú vị là nitrogen triflouride luôn được tạo thành hoàn toàn, còn lượng oxygen
thường ít hơn dự kiến do các phản ứng phụ
e. Viết phương trình phản ứng thủy phân NF4+. Viết phương trình của một phản ứng phụ có thể làm giảm tỉ lệ mol
O2:NF3 so với dự đoán lý thuyết
41. Nhiều nhà địa chất, thợ săn hoặc những người quản lý rừng đôi khi mô tả về sự xuất hiện những tiếng nổ nhỏ, ở
các bãi bồi và đầm lầy, bởi “khí đầm lầy”. Thành phần chính trong đầm lầy là khí A, được tạo thành trong quá trình
phân hủy kị khí (không tiếp xúc với oxygen) các phần còn lại của thực vật chết
a. Xác định công thức chính của “khí đầm lầy” (hợp chất A), biết rằng đó là một hidrocacbon và lượng chất (số mol)
hydrogen lớn gấp 4 lần so với cacbon
b. Gọi tên A và viết phương trình phản ứng đốt cháy trong không khí
Khí A tính khiết khá bền trong không khí và không tự tham gia vào phản ứng đốt cháy. NHững tiếng nổ nhỏ của
khí đầm lầy gây ra là do sự tồn tại một lượng chất rất nhỏ hợp chất hydrogen của photpho (Khí B), có khả năng tự
cháy trong không khí
c. Xác định công thức của B, biết tỉ khối so với không khí lớn hơn 1,5 nhưng không vượt quá 3.
d. Vẽ cấu tạo của B. Gọi tên B và viết phương trình phản ứng tự cháy trong không khí
Ngoài kh B thì thành phần khí đầm lầy còn có thể chứa một lượng nhỏ các khí C,G và D. Khí C không mùi,
được sử dụng cho các đồ uống có gas, khi dẫn qua nước vôi tạo kết tủa. Khí G có mùi khó chịu, khi tiếp xúc với
giấy ẩm chứa lead (II) nitrate thì xuất hiện vết đen. Khi D là hợp chất trơ và khó tham gia vào các phản ứng hóa học
ở nhiệt độ thường
e. Xác định công thức và tên gọi các khí C,G,D, biết rằng khối lượng phân tử của C và G khác nhau 10 đơn vị còn G
và D là 6 đơn vị. Viết phương trình các phản ứng được mô tả ở trên của các khí C và G
f. Ở nhiệt độ cao và có mặt xúc tác, khí D vẫn phản ứng được với nhiều chất. Viết 2 phương trình phản ứng.
42. Trong quá trình hô hấp yếm khí ở thực vật (quá trình phân giải cacbohidrat), nguyên liệu được sử dụng cho quá
trình là đường đơn và sản phẩm cuối cùng là ATP (hình bên). Hô hấp kiểu trên chỉ được sử dụng chủ yếu bởi các vi
khuẩn và cổ khuẩn sống trong môi trường thiếu oxi. Trong tế bào chất, sự phân giải kị khí diễn ra với hợp chất ban
đầu là glucose (A). Trải qua quá trình đường phân, hợp chất (B) được giải phóng và có khả năng làm cho quỳ tím
chuyển đỏ. Sau khi quá trình đường phân kết thúc, hợp chất (C) và (D) được giải phóng. (C) và (D) lần lượt là kết
quả của sự khử hóa xeton (E) và (G). (G) là sản phẩm của sự decacboxyl và xử lý với axit từ hợp chất (E). Biết E có
công thức phân tử (C3H3O3-). Hơn nữa, (G) có thể tham gia phản ứng thử iodoform và có kết quả dương tính.
a. Hãy cho biết tính hòa tan của ATP trong nước, giải thích
ATP
b. Cho biết công thức cấu tạo của 𝛼-glucose và 𝛽-glucose. Viết các công thức theo
Fischer
c. Xác định công thức cấu tạo của B,C,D,E và G.
d. Trong xúc tác ATP synthase (Pi) , ADP cùng photphat vô cơ có thể tổng
hợp ATP. So sánh tính bền của ATP và ADP trong nước, biết ADP là sự tạo
thành sau khi ATP mất 1 nhóm HPO3-.
e. So sánh giá trị năng lượng tự do của 2 phản ứng sau trong cơ thể sinh vật
sống
(1) ATP + H2O = ADP + Pi + Free energy
(2) ATP + H2O + monomer = ADP + Pi + polymer
43. Cho kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C có màu vàng cam. Cho 0,1 gam hợp chất C phản ứng với
CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung dịch D phản ứng vừa đủ hết với
100ml HCl 1M giải phóng 1,12L khí CO2 (đktc). Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Biết hợp chất C chứa 45,07% B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy
44. Nito (IV) oxit là khí màu nâu, dễ bị dime hóa thành hợp chất không màu, cân bằng trên được nghiên cứu rất
nhiều nhằm phục vụ cho công nghiệp và giảng dạy hóa học
a. Biểu diễn công thức cấu tạo của monome và dime của Nito (IV) oxit, giải thích vì sao Nito (IV) oxit dễ bị dime
hóa hơn Nito (II) oxit
b. Trong một bình thể tích không đổi 1 lít, chứa 1 gam hỗn hợp mono và dime của nito (IV) oxit, tại nhiệt độ 250C,
khi hệ cân bằng thì đạt 0,35 bar. Xác định độ phân ly của dạng dime tại 250C
c. Tăng nhiệt độ bình lên 700C, khi hệ đạt cân bằng áp suất đo được là 0,545 bar. Xác định độ phân hủy của dạng
dime tại 700C
d. Xác định hiệu ứng nhiệt cho phản ứng phân hủy dime thành monome
45.
45.1. Clo, brom, iot có thể kết hợp với flo tạo thành các hợp chất dạng XFm. Thực nghiệm cho thấy rằng m có 4 giá
trị khác nhau nếu X là I
a. Giải thích sự tạo các hợp chất dạng XFm của nguyên tố Br, I và giải thích tại sao I có thể ra nhiều hợp chất hơn so
với Br
b. Xác định các cấu trúc các hợp chất IFm. Cho biết trạng thái lai hoá của iot trong các hợp chất đó
45.2. NO có thể tạo được một số hợp chất với flo, chẳng hạn ONF và ONF3
a. Biểu diễn cấu trúc của ONF và ONF3. So sánh độ dài liên kết nito – oxi trong hai phân tử đó
b. NOF3 có thể phản ứng với BF3 cho ra hai sản phẩm có công thức phân tử lần lượt là NOBF6 và NOB2H9. Vẽ cấu
trúc của hai phân tử này nếu biết rằng hai chất đều được tạo thành từ cùng một cation có nguyên tử trung tâm lai hoá
phẳng và nguyên tử trung tâm trong anion lai hoá tứ diện.
45.3. Cho natri amit (NaNH2) tác dụng với N2O hoặc etyl nitrit (C2H5ONO) với hiđrazin khi có mặt NaOH thu được
chất rắn B là một hợp chất ion. B là một chất dễ nổ ở nhiệt độ cao và tạo thành hai đơn chất.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Khi cho B tác dụng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch chứa axit A. A là một axit yếu và kém bền của
nitơ. Xác định các cấu tạo cộng hưởng và cấu trúc của A.
46. Một số học sinh vào phòng thí nghiệm hóa của trường làm thực hành về tốc độ phản ứng nhưng do vô ý nên khi
làm xong đã để quên không đậy nắp và cất vào vị trí cũ một lọ hóa chất A mà trên nhãn có ghi “Stocker dans le
noir” . Sau một thời gian, các giáo viên tiến hành rà soát phòng thí nghiệm mới phát hiện ra thì hóa chất trong chai
đã biến đổi tạo thành ba hợp chất mới là B,C và D. Hợp chất A có thể được dùng để làm tăng độ tan của hợp chất C
trong các dung dịch nước nhờ tạo thành D. Nếu trộn dung dịch đậm đặc của A và B với nhau sau đó cho phản ứng
với một khí F màu vàng lục sẽ sinh ra hai muối G và H. Trong môi trường axit, muối G phản ứng với A tạo thành
dung dịch màu nâu xỉn có chứa C. Oxy chiếm 22,4 % khối lượng của G. Khí F phản ứng với hidro trong điều kiện
chiếu sáng tạo ra axit J. Mặt khác, G tác dụng với J dẫn tới C, F và H
a. Tìm công thức của các chất và viết phương trình phản ứng qua dạng ion thu gọn
b. Vai trò của ánh sáng trong quá trình biến tính của A là gì?
47. Khí B thu được khi cho hợp cấht A phản ứng với MnO2 trong môi trường axit. Khi oxi hóa B bằng chất C thu
được các chất D và E. Khi thủy phân D thu được chất F (chứa 2 nguyên tố) và hợp chất G. G kém bền, bị phân hủy
khi chiếu sáng thu được các hợp chất H, I và J. J cũng được tạo thành khi cho I phản ứng với nguyên tố X. Chất A
được sử dụng làm chất bảo quản. Nguyên tố trong C nằm cùng nhóm với nguyên tố trong B. Các hợp chất D và E
đều chứa 2 nguyên tố giống nhau và số oxi hóa của một trong các nguyên tố trong D cao gấp 3 lần của nguyên tố
này trong E. Biết MJ = 0,95MB
a. Xác định các chất từ A đến J và hoàn thành phương trình phản ứng sau:
A + MnO2 + H2SO4 → B + ...
B+C
→ D+E
D + H2O
→ ...
I + SO2
→ ...
G
→ ... (tác nhân ánh sáng)
b. Hãy xếp các dung dịch G, H và I (cùng nồng độ molan) theo thứ tự tăng dần nồng độ H+
48. Nguyên tố X có nhiều dạng thù hình, có 1 anion chứa oxi đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm nước. Độ âm
điện của nó nhỏ hơn oxi. X được mệnh danh là nguyên tố của sự sống và tư duy đóng và trò quan trọng trong sinh
hóa. Các obitan p ngoài cùng của nó chỉ có 1 electron
a. Đó là nguyên tố nào? Viết cấu hình e
b. X có thể tạo với H nhiều hợp chất cộng hóa trị có công thức chung XaHb, dãy hợp chất này tương tự như dãy
đồng đẳng của ankan. Viết công thức cấu tạo của 4 chất đầu tiên của dãy
c.X tạo ra được những axit có chứa oxi có công thức chung là H3XOn với n = 2,3,4. Viết phản ứng của các axit của
X rồi viết công thức cấu tạo của các anion được tạo thành
d. Một hợp chất dị vòng của X có công thức (NXCl2)3, có cấu trúc phẳng do J.Liebig và F.Wohler tổng hợp từ năm
1834, được tạo thành từ NH4Cl và pentacloro của X. Viết phương trình hóa học biết sản phẩm phụ của quá trình là
một chất khí dễ tan trong nước và khi tan tạo thành chất thể hiện tính axit mạnh. Viết công thức cấu tạo của
(NXCl2)3
49. Khi phân tích nguyên tố các tinh thể ngậm nước của một muối tan A của kim loại A, người ta thu được các số
liệu sau:
tố
Cacbon
Oxi
Lưu Huỳnh
Nito
Hidro
g muối
0,00
57,38
14,38
0,00
3,62
Theo dõi sự thay đổi khối lượng của X khi đun nóng dần lên nhiệt độ cao, người ta thấy rằng, trước khi bị phân hủy
hoàn toàn, X đã mất 32% khối lượng. Trong dung dịch nước, X phản ứng được với hỗn hợp gồm PbO2 và HNO3
(nóng), với dung dịch BaCl2 tạo thành kết tủa trắng không tan trong HCl
Hãy xác định kim loại A, muối X và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết A không thuộc họ lantan và không
phóng xạ
50. Nhiệt phân chất rắn tinh thể không màu A ở 4500C thu được hỗn hợp B gồm 3 khí, làm lạnh nhanh hỗn hợp B
tới 1500C thu được một chất lỏng và hỗn hợp khí C. Làm lạnh hỗn hợp C đến 300C rồi cho qua dung dịch kiềm dư,
thì còn lại một khí D không màu không cháy nhưng duy trì sự cháy. Cho biết d(B/H2) = 40,6 và d(C/H2) = 20,7. Thể
tích B gấp 2,279 lần thể tích C và thể tích C gấp 4,188 lần thể tích khí D. Xác định công thức của A (biết các khí
đều đo ở cùng điều kiện áp suất 1 atm)
51. Có 3 nguyên tố A, B và C. Cho A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sinh ra D. Chất D bị thủy phân mạnh trong
nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối E. Chất B và C tác dụng với nhau cho khí F. Khí này tan được trong
nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. Hợp chất G tạo nên từ A với C, có trong tự nhiên là các loại chất có nhiệt
độ nóng chảy cao, ở 20500C. Xác định A, B, C, D, E, F, G và viết phương trình phản ứng đã nêu
52. Viết các phương trình sau và cho biết ứng dụng của nó
1. PdCl2 + H2O + CO →
2. Si + KOH + H2O →
3. N2H4 + O2 →
4. Zn3P2 + H2O →
53. Một nguyên tố X có khả năng phản ứng với canxi cho chất Y. Mặt khác X tan được trong dung dịch kiềm tạo ra
một hợp chất A và khí B đều có chứa nguyên tố X. A phản ứng với clorua vôi thu được một kết tủa C. Kết tủa này
sẽ chuyển thành Y khi xử lý với nhôm ở nhiệt độ cao. Hòa tan chất Y trong dung dịch HCl loãng thu được B. Biết
rằng khi xử lý C với SiO2 và than cốc thu được X, còn trong trường hợp không có than cốc thu được D. D tan được
trong cả dung dịch axit loãng và kiềm loãng.
(a) Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
(b) Đơn chất X tồn tại một dạng thù hình kém bền với không khi và dễ thăng hoa. Vẽ cấu túc dạng thù hình này và
giải thích tại sao nó lại kém bền với không khí
54. Phèn sắt amoni có công thức (NH4)aFe(SO4)b.nH2O. Hòa tan 1,00 gam mẫu phèn sắt vào 100cm3 H2O, rồi chia
dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần một và đun sôi dung dịch.
Lượng NH3 thoát ra phản ứng vừa đủ với 10,37cm3 dung dịch HCl 0,100M. Dùng kẽm kim loại khử hết Fe3+ ở phần
hai thành Fe2+. Để oxi hoá ion Fe2+ thành ion Fe3+ trở lại, cần 20,74cm3 dung dịch KMnO4 0,0100M trong môi
trường axit
(a) Viết các phản ứng dạng ion thu gọn và xác định các giá trị a, b, n.
(b) Xác định môi trường thu được khi hoà tan phèn này vào nước?
55.
55.1
a. Phân tử SO3 có cấu trúc tam giác phẳng, rất dễ chuyển thành trạng thái lai hóa khác đặc trưng lưu huỳnh. Vì vậy
SO3 dễ kết hợp với nhiều chất khác như H2O, HF hay HCl. Viết phương trình phản ứng xảy ra và viết CTCT sản
phẩm. Viết công thức của SO3 ở dạng trime, polime biết S cũng ở dạng lai hóa này
b. Một muối sulfua của lưu huỳnh có chứa 47,06%S. Đó là muối nào? Dung dịch của muối sẽ có tính axit hay bazo?
Giải thích?
55.2 Chất lỏng A trong suốt, không màu và có 8,3% hidro; 59,0% oxi còn lại là clo theo khối lượng. Khi đun nóng
A đến 1100C thấy tách ra khí X đồng thời giảm đi 16,8% khi đó chất lỏng A trở thành chất lỏng B. Khí lạnh A ở
dưới 00C, thoạt đầu tách ra tinh thể Y không chứa clo, còn khi làm lạnh chậm ở nhiệt độ thấp hơn nữa sẽ tách ra tinh
thể Z chứa 65% clo về khối lượng. Khi làm nóng chảy tinh thể Z có thoát ra khí X
a. Cho biết công thức của A, B, C, X, Y, Z.
b. giải thích vì sao khi làm nóng chảy Z có thoát ra khí X (Biết trong A chỉ chứa 1 nguyên tử clo)
56. Cho một dòng khí CCl4 đi qua ống thạch anh ở 7500C chứa 2,000g một oxit kim loại chưa biết (oxy chiếm
31,58% oxy về khối lượng). Khí ra khỏi ống tác dụng với nước vôi trong dư cho 1,974 g kết tủa trắng tan được
trong HCl. Sau phản ứng trong ống có một chất bột màu tím. Giảm nhiệt độ của ống và cho một dòng khí clo qua
bột đó thấy tạo thành một hợp chất khí mới. Hợp chất này được làm lạnh bằng nước đá khô rồi chuyển thành một
chất rắn màu nâu chứa 73,17% clo về khối lượng. Chất này tác dụng với nước được một dung dịch axit và có một
hỗn hợp khí thoát ra. Hỗn hợp khí này làm cho dung dịch KI chuyển thành màu nâu. Hãy gọi tên các hợp chất
chưa biết (tính toán chứng minh) và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
57. Axit flosunfuric có công thức là HSO3F làm ột axit mạnh. Ở trạng thái lỏng, HSO3F tự phân ly theo cân bằng
sau: 2HSO3F  [OHSO2FH]+ + [SO3F]a. Xác định cấu trúc của SO3F, [H2SO3F]+, [SO3F]b. So sánh lực axit của HSO3F với H2SO4. Gỉai thích?
c. Khi thêm SbF5 vào HSO3F ở dạng lỏng, lực axit của hỗn hợp tăng mạnh. Điều này được giải thích do sự xuất hiện
cân bằng sau:
HSO3F + SbF5  [H2SO3F]+ + [F5SbOSO2F]- (A)
HSO3F + 2SbF5  [H2SO3F]+ + [(F5SbO)2SOF]- (B)
Biểu diễn cấu trúc của các ion A và B và cho biết trạng thái lai hóa của Sb trong các ion đó
58. SO3 tan tốt trong nước và tỏa nhiệt mạnh. Đồng thời SO3 tan tốt trong dung dịch H2SO4 đặc thu được oleum,
H2SO4.xSO3. Tuy nhiên, trên thực tế oleum là hỗn hợp của các hợp chất như H2S2O7, H2S3O10, H2S4O13,...
a. Biểu diễn công thức cấu tạo của H2S2O7 và H2S3O10
b. Viết phương trình phản ứng của các hợp chất đó với nước, với dung dịch NaOH loãng dư
59. Tại áp suất ở khoảng 270Pa và nhiệt độ êm dịu, ion CH4+ sẽ phản ứng với phân tử CH4 để tổng hợp methanium
và một gốc tự do metyl. Methanium là sản phẩm được bền hóa trong phản ứng giữa methane và hỗn hợp đệm
SbF5/HF
a. Hãy cho biết cấu tạo của hợp chất methanium
b. Viết các phản ứng tạo thành methanium. Cho biết tại sao methanium được bền hóa trong SbF5/HF
60.
60.1 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch của KMnO4 thường được sử dụng trong phép chuẩn độ oxi – hóa khử. Giải
thích (bằng phương trình hóa học) tại sao:
a. Khi thực hiện phép chuẩn độ này, người ta thường cho KMnO4 vào buret, chất khử vào bình tam giác mà không
làm ngược lại
b. Dung dịch của KMnO4 được bảo quản trong các bình lọ tối màu
60.2 Cho dung dịch của KMnO4 tác dụng với AgNO3 thu được kết tủa màu đỏ A1. Cho BaCl2 (vừa đủ) vào dung
dịch bão hòa của A1, thu được kết tủa trắng A2 và dung dịch A3. Khi cho H2SO4 (loãng) vào dung dịch của A3 được
kết tủa trắng A4 và dung dịch của A5. Đun nóng dung dịch của A5 thì thu được kết tủa B1. Còn nếu cho KMnO4 tác
dụng H2SO4 đậm đặc sẽ thu được một oxit kim loại A6 là một chất oxi hóa mạnh. Xác định công thức phân tử của
các hợp chất nêu trên và viết phương trình hóa học
60.3 MnO2 là thành phần chính của quặng Pirolusit. Dẫn khí H2 dư qua MnO2 thu được chất rắn A, cho A phản ứng
với dung dịch HNO3 đặc thu được dung dịch B màu hồng rất nhạt. Cho KCN dư vào dung dịch B thu được dung
dịch phức chất C, chất C lại dễ bị oxi hóa thành phức chất D. Chất rắn A bị hòa tan trong KCN, có mặt của oxi
không khí tạo thành phức chất bát diện F, nghịch từ, hàm lượng Mn sau khi đem đi phân tích là 13,55%
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Áp dụng thuyết VB, giải thích sự tạo thành liên kết trong D
c. Nung nóng chảy MnO2 trong hỗn hợp KNO3 và KOH thu được chất rắn màu xanh lá cây G. Sục khí CO2 dư vào
dung dịch G thu được dung dịch màu tím H và kết tủa xám đen. Còn nếu cho dung dịch H tác dụng với hỗn hợp
K2SO3 thì dung dịch chuyển thành không màu và xuất hiện kết tủa xám đen. Còn nếu cho dung dịch H tác dụng
K2SO3 và KOH thì lại thu được dung dịch G màu xanh lá cây. Khi cho H tác dụng với dung dịch K2SO3 có mặt
H2SO4 loãng thì dung dịch mất màu. Viết các phản ứng xảy ra
d. Hòa tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của một khoáng vật màu đen, kali hidroxit và kali
clorat, thu được dung dịch có màu lục đậm. Khi để trong không khí, màu lục của dung dịch chuyển sang màu tím.
Quá trình chuyển đó còn xảy ra nhanh hơn nếu sục khí clo vào dung dịch hay khi điện phân dung dịch.
d.1 Hãy cho biết khoáng màu đen là chất gì?
d.2 Viết phương trình phản ứng của tất cả phản ứng trong thí nghiệm trên.
Câu 61: Viết phương trình
a. Đun nóng manganic oxide và Flue gas tạo thành Manganese (II,III) oxide
b. Cho Potassium cyanide vào dung dịch Chalcanthite dư
c. Cho khoáng Eskolaite cùng dung dịch Prussian đỏ phản ứng trong dung dịch kiềm
d. Zn(CN)42- phản ứng với formadehyde trong dung dịch kiềm
e. Fe(OH)2 bị chuyển thành sắt từ oxit ở nhiệt độ thường và điều kiện kị khí
f. Thêm từ từ bột nitratite vào NaNH2 nóng chảy, tạo ra NaN3 (không tạo thành nước)
g. Nhỏ dung dịch chì nitrate nóng vào dung dịch chromic acid nóng, tạo thành kết tủa Pb2(OH)2CrO4
h. Thêm bột sắt và K2CO3 vào nước thải chứa hydrogen cyanide, tạo thành kết tủa K4Fe(CN)6.3H2O
i. Xử lý dung dịch muối màu vàng chanh với KMnO4 và khi phản ứng oxid hóa hoàn toàn, tạo thành NO3- và CO2
Câu 62: Viết phương trình
a. Kiềm hóa chì đỏ bằng dung dịch NaOH đậm đặc và đun sôi lên nhiệt độ cao xuất hiện 2 dung dịch phức của Pb2+ và
Pb4+
b. Selenic acid phản ứng chậm với khí nitrous anhydride có màu xanh, sản phẩm có sự xuất hiện của cation NO2+
c. Phản ứng giữa thuốc tím và phức vuông phẳng của Pt là cisplatin sau khi đun nóng sẽ tạo phức chất bát diện và hình
thành chất rắn không tan trong kiềm
d. Cho tinh thể màu tím đen của Kali ferrat phản ứng mãnh liệt với nước thu được kết tủa nâu và khí không màu duy trì
sự cháy
e. Thả vài tinh thể silic vào hỗn hợp KNO3 và HF, sau phản ứng không có hiện tượng gì, dung dịch sau phản ứng làm
hóa đỏ quỳ tím
f. Oxi hóa dung dịch ancol etylic bằng kali ruthenat, sản phẩm tạo thành phản ứng với AgNO3/NH3 thì xuất hiện kết
tủa Viết các phương trình trên
Câu 63:
a. Cho sodium hyponitrite thực hiện phản ứng oxi hóa khử với sodium amalgam sản phẩm có chất lỏng bạc được tạo
thành
b. Vào năm 1927, Sản phẩm của câu a được tạo thành nhờ các chất hữu cơ alkyl nitrites (RONO), hydroxylammonium
chloride (NH4OCl) và sodium ethoxide (EtONa)
c. Sản phẩm của câu a cũng như câu b được tạo thành nhờ phản ứng của Disodium oxide và nitrous oxide trong ống
thủy tinh được đậy kính với áp suất 77kPa và 3600C.
d. Phản ứng giữa siêu axit caro cùng với hợp chất có công thức phân tử SO3.HCl hình thành axit của Marshall cũng là
một hợp chất có tính oxi hóa mạnh
e. Cho vài ml dung dịch Potash cùng với vài ml dung dịch acid thì thu được sản phẩm có chứa liên kết 3 tâm 4 điện tử
có thể ăn mòn thủy tinh. Sau đó cho sản phẩm trên tiếp tục phản ứng với axit ban đầu (2eq) thì kết quả thu được hợp
chất chứa 2,04% hidro.
g. Phản ứng giữa kim loại Na cùng với muối cyanua của kẽm thu được hợp kim chứa 91,87% kim loại nào chưa biết
tên và muối cyanua của Natri
h. Trong quá trình sản xuất vàng nguyên chất, để tách vàng ra khỏi tạp hỗn, ta thường oxy hóa hiếu khí có mặt NaCN
làm môi trường, phản ứng sau vài bước ta tổng hợp được phức chất là phức chất đơn nhân chứa 80,88% kim loại và
môi trường sau phản ứng có tính kiềm hơn ban đầu.
k. Phản ứng tổng hợp urea được diễn ra thuận nghịch với sự tham gia giữa azane và cacbonic hình thành hợp chất
carbamate sau đó phản ứng tiếp tục thuận nghịch ở cân bằng khác tạo urea. Biết ở cân bằng đầu là phản ứng hóa hợp
và cân bằng sau là phản ứng phân hủy. Ta cũng có thể điều chế Urea theo Wohler bằng cách sử dụng potassium
cyanate phản ứng với lead (II) nitrate. Sản phẩm tiếp tục phản ứng với dung dịch NH4OH thu được kết tủa trắng lặn
dưới đáy ống nghiệm và một hợp chất cyanate mới. Hợp chất này thuận nghịch tổng hợp urea.
Câu 64:
a. Phản ứng nhiệt phân FeI2.4H2O cho sản phẩm gồm iron (II) hydroxide-iodide (A) và hydrogen iodide. Sau đó, sử
dụng khí Flue để oxi hóa khử hóa hợp thành hợp chất (B) chứa 60,19% Iot. Rồi tiếp tục sử dụng Cu để phản ứng
pentacarbonyl iron (C). Viết công thức cấu tạo A, B và C
b. Phản ứng khử diễn ra với (C) và sodium amalgam (D) thì phức chất (E) được tạo ra, nhưng điều đặc biệt là các phối
tử không mang điện và phức chất có đầy đủ 2 cầu chứa 47,663% kim loại. Phản ứng dime hóa (E) diễn ra trong điều
kiện thiếu (D) thu được (F) chứa 41,36% kim loại.
c. Brom hóa một phần sắt (III) oxohidroxit (B) trong điều kiện kiềm đặc, sản phẩm hình thành chất oxi hóa mạnh (A).
Tiếp tục clo hóa kiềm phần còn lại của hợp chất trên thì tiếp tục thu được (A). Tách (A) rồi cho phản ứng mãnh liệt với
nước thì ta lại thu được (B). Phản ứng dị phân (A) diễn ra ở nhiệt độ 6000C thu được 2 hợp chất khác nhau của sắt và
thoát ra khí không màu. Cồn etylic có thể bị oxi hóa bởi (A) tạo hợp chất (C) có khả năng tráng gương và chất rắn (D)
màu đỏ không tan trong kiềm.
d. Phân tử lưu huỳnh có khả năng phản ứng tốt với axit lewis AsF5 hình thành 2 hợp chất (A) và (B) chứa lưu huỳnh
dạng cầu và dạng vuông phẳng. Phân tử lưu huỳnh có sẵn trong tự nhiên, nhưng cũng có thể được điều chế bằng cách
cho hợp chất lưỡng nguyên tố đối xứng (C) tan trong nước rồi hình thành axit (D) có công thức cấu tạo gồm 4 nguyên
tử lưu huỳnh nối nhau ở trung tâm. Lưu huỳnh ở hợp chất trên thể hiện tính oxi hóa và cả tính khử. Anion của (D) cũng
thu được nhờ phản ứng hồ tinh bột với I2.
Câu 65: Nguyên tố X có nhiều dạng thù hình, có 1 anion chứa oxi đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm nước. Độ âm
điện của nó nhỏ hơn oxi. X được mệnh danh là nguyên tố của sự sống và tư duy đóng và trò quan trọng trong sinh hóa.
Các obitan p ngoài cùng của nó chỉ có 1 electron
a. Đó là nguyên tố nào? Viết cấu hình e
b. X có thể tạo với H nhiều hợp chất cộng hóa trị có công thức chung XaHb, dãy hợp chất này tương tự như dãy đồng
đẳng của ankan. Viết công thức cấu tạo của 4 chất đầu tiên của dãy
c.X tạo ra được những axit có chứa oxi có công thức chung là H3XOn với n = 2,3,4. Viết phản ứng của các axit của X
rồi viết công thức cấu tạo của các anion được tạo thành
d. Một hợp chất dị vòng của X có công thức (NXCl2)3, có cấu trúc phẳng do J.Liebig và F.Wohler tổng hợp từ năm
1834, được tạo thành từ NH4Cl và pentacloro của X. Viết phương trình hóa học biết sản phẩm phụ của quá trình là một
chất khí dễ tan trong nước và khi tan tạo thành chất thể hiện tính axit mạnh. Viết công thức cấu tạo của (NXCl2)3
e. Cho 1,55 gam X màu trắng tan hết trong axit HNO3 đặc nóng dư thu được 5,6 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử
duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa axit. Cho sơ đồ phản ứng sau đây:
(1) X + Ba(OH)2 → A + H2SO4 → B + CuSO4 → D + 2NaOH → E + 6000C → F
(2) X + Ca,t0,P → G + H2O → L + AgNO3 → M + 2000C → D + 2600C → Q
Biết A, B, C, D, E, F, G, L, M, Q đều là hợp chất của X có phân tử khối thỏa:
M(A) + M(G) = 449
M(B) + M(L) = 100
M(F) + M(Q) = 444
M(D) + M(M) = 180
e1. Xác định các chất chưa biết
e2. Viết phương trình hóa học
f. Một nguyên tố X có khả năng phản ứng với canxi cho chất Y. Mặt khác X tan được trong dung dịch kiềm tạo ra một
hợp chất A và khí B đều có chứa nguyên tố X. A phản ứng với clorua vôi thu được một kết tủa C. Kết tủa này sẽ
chuyển thành Y khi xử lý với nhôm ở nhiệt độ cao. Hòa tan chất Y trong dung dịch HCl loãng thu được B. Biết rằng
khi xử lí C với SiO2 và than cốc thu được X, còn trong trường hợp không có than cốc thu được D. D tan được trong cả
dung dịch axit loãng và kiềm loãng. Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết và viết các phương trình phản ứng
xảy ra.
Câu 66: Biết liên kết trong S2 tương tự như liên kết trong O2.
1) Vẽ giản đồ năng lượng obitan phân tử (MO) cho phân tử S2. Cho biết ở trạng thái cơ bản phân tử này có tính thuận
từ hay nghịch từ?
2) Có cùng cấu hình e như vậy , khi khử thì sẽ thu được cấu hình có bậc liên kết cao hơn năng lượng bền hơn nhưng vì
sao S thì khử mạnh còn oxi thì oxi hóa mạnh , giải thích các quá trính đứt gãy liên kết trong quá trình S khử về S2+ và
oxi oxi hóa lớn O2- và O223) Đối với phân tử S2 và các ion S2+, S22+, S2- và S22- người ta xác định được các giá trị độ dài liên kết S-S (tính bằng
Angstrom) sau: 1,72; 1,79; 1,88; 2,00 và 2,20. Hãy gán các giá trị này cho các tiểu phân trên. Giải thích ngắn gọn.
4) Sắp xếp năng lượng ion hóa của các tiểu phân S, S2, S2- và S2+ và theo thứ tự từ thấp đến cao. Giải thích.
5) a. Vẽ cấu trúc Lewis của dioxygen Difluoride, O2F2 và phác họa hoặc mô tả hình dạng ba chiều của phân tử phân
cực này
b. OF2 có thể sinh ra từ O2F2 . Giải thích tại sao các liên kết O-F trong dioxygen Difluoride, O2F2 (157,5 pm) dài hơn
nhiều so với các liên kết trong oxy differluoride, OF2 (140,5 pm)
c. Disulfur Difluoride, S2F2, tồn tại dưới dạng hai đồng phân cấu trúc. Một đồng phân có cấu trúc tương tự dioxygen
Difluoride, O2F2, nhưng đồng phân thứ hai, bền hơn về mặt nhiệt động, có cấu trúc trong đó hai nguyên tử lưu huỳnh
có các trạng thái năng lượng khác nhau. Vẽ cấu trúc Lewis của đồng phân bền hơn của disulfur Difluoride, S2F2 và
phác họa hoặc mô tả hình dạng của nó
d. Sulfur Difluoride, SF2, rất không ổn định, chuyển thành disulfur tetrafluoride, S2F4, trong đó cả bốn flo đều ở trong
các trạng thái năng lượng khác nhau. Vẽ cấu trúc ba chiều hợp lý của disulfur tetrafluoride, S2F4
e. Lưu huỳnh tetrafluoride, SF4 (sôi -380C), có điểm sôi cao hơn lưu huỳnh hexafluoride, SF6 (sôi -640C). Giải thích tại
sao lưu huỳnh tetrafluoride, SF4 ít bay hơi hơn lưu huỳnh hexafluoride SF6.
Câu 67:
Axit phép màu (Magic acid) là hỗn hợp đẳng mol 1:1 của axit A và hợp chất B. Magic acid được liệt trong danh sách
các acid mạnh nhất được tìm thấy. Cân bằng giữa A và B được sản phẩm là magic acid và acid C là sản phẩm phụ.
Phản ứng giữa magic acid cùng ankan đơn giản nhất X đã cho ra một cation M mang liên kết 3 tâm 2 electron rồi sau
đó tách H để giải phóng H2. Magic acid có thể tạo cation N mang liên kết 3 tâm 2 electron từ ankan Y đứng liền sau
trong dãy đồng đẳng của X. Để tiếp cận và khống chế magic acid, nhà khoa học cần dùng đến bao tay, kính bảo hộ và
đôi khi cả khiên. Xác định các chất trên. Biết cả A và B đều chứa cùng 1 loại halogen. Đơn chất của halogen này ở
nhiệt độ phòng tồn tại ở thể khí và có màu vàng lục. %halogen của A và B lần lượt là và 43,7788% và 19%.
Câu 68: Triflic acid là sulfonic acid và là mộ trong những acid mạnh nhất trong danh sách. Acid trên háo nước, không
màu và tan trong dung môi phân cực. Sự chuẩn bị của triflic acid trong công nghiệp là phản ứng giữa MSA và HF, sau
khi tách nước, tách H2 thì sản phẩm được hidro hóa thì tổng hợp được muối của triflic acid. Một cách tổng hợp từ năm
1954 bởi sơ đồ sau (hình) đã tổng hợp được triflic acid với hiệu suất cao. Triflic acid có thể tạo muối và phức chất
bằng phản ứng với CuCO3 và đây cũng là phản ứng tổng hợp tác nhân hữu cơ quan trọng Cu(OTf)2. Xác định các chất
và viết phương trình hóa học
CS2 + IF5
A
CF3I + S
DHg, hv
B
35%, H2O2
C
BaCO3
D
H2SO4
E
H2O
Câu 69: MnO2 là thành phần chính của quặng Pirolusit. Dẫn khí H2 dư qua MnO2 thu được chất rắn A, cho A phản ứng
với dung dịch HNO3 đặc thu được dung dịch B màu hồng rất nhạt. Cho KCN dư vào dung dịch B thu được dung dịch
phức chất C, chất C lại dễ bị oxi hóa thành phức chất D. Chất rắn A bị hòa tan trong KCN, có mặt của oxi không khí
tạo thành phức chất bát diện F, nghịch từ, hàm lượng Mn sau khi đem đi phân tích là 13,55%
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Áp dụng thuyết VB, giải thích sự tạo thành liên kết trong D
c. Nung nóng chảy MnO2 trong hỗn hợp KNO3 và KOH thu được chất rắn màu xanh lá cây G. Sục khí CO2 dư vào
dung dịch G thu được dung dịch màu tím H và kết tủa xám đen. Còn nếu cho dung dịch H tác dụng với hỗn hợp K2SO3
thì dung dịch chuyển thành không màu và xuất hiện kết tủa xám đen. Còn nếu cho dung dịch H tác dụng K2SO3 và
KOH thì lại thu được dung dịch G màu xanh lá cây. Khi cho H tác dụng với dung dịch K2SO3 có mặt H2SO4 loãng thì
dung dịch mất màu. Viết các phản ứng xảy ra
d. Hòa tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của một khoáng vật màu đen, kali hidroxit và kali
clorat, thu được dung dịch có màu lục đậm. Khi để trong không khí, màu lục của dung dịch chuyển sang màu tím. Quá
trình chuyển đó còn xảy ra nhanh hơn nếu sục khí clo vào dung dịch hay khi điện phân dung dịch.
d.1 Hãy cho biết khoáng màu đen là chất gì?
d.2 Viết phương trình phản ứng của tất cả phản ứng trong thí nghiệm trên.
Câu 70: Phốt pho trắng được sản xuất công nghiệp bằng cách nung đá phốt phát với sự có mặt của cacbon và silica
trong lò nung. Điều này tạo ra phốt pho ở dạng hơi, sau đó được thu thập dưới nước. Phốt pho đỏ được tạo ra bằng
cách nung nhẹ phốt pho trắng đến khoảng 250°C trong điều kiện không có không khí.
a. Cho biết công thức phân tử và công thức cấu tạo của photpho trắng
b. Viết phương trình hóa học điều chế photpho trắng trong công nghiệp
c. Photpho monoclinic lần đầu tiên được tạo ra bởi Hittorf vào năm 1865, sau khi đun nóng photpho trắng, rồi tiếp tục
đun nóng sản phẩm của photpho trắng là chất rắn vô định hình. Viết phương trình khi cho photpho tác dụng với HNO3,
H2SO4 đặc, HClO4 và NH4ClO4
Câu 71: Một hợp chất A rất độc có màu vàng được sinh ra khi trộn hai axit đặc B và C. Sản phẩm phụ của phản ứng là
khí E màu vàng và nước. Mặc dù hai axit đã được biết đến từ rất lâu, nhưng mãi đến năm 1831 thì người ta mới quan
sát thấy phản ứng tạo thành A. Một cách khác để thu được A là tiến hành phản ứng giữa hai khí E và D, quá trình này
không sinh ra sản phẩm phụ. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra theo chiều nghịch. Khí D được tạo thành khi
cho kim loại chuyển tiếp I phản ứng với axit loãng C. Nếu dùng axit đặc thì thay vì D thu được một khí M màu đỏ nâu.
Trong cả hai trường hợp đều thu được một muối duy nhất J màu xanh da trời. Khí M phản ứng với nước thu được hai
axit C và F. Axit F khi phản ứng với axit G thu được hợp chất H, hợp chất này khi phản ứng với axit B cho hai chất A
và G. Hợp chất H có thể xem như anhydrit của hai axit này. Khi cho B phản ứng với KMnO4 thu được một lượng nhỏ
khí E. Khí này được sử dụng để tổng hợp chất K bằng cách cho phản ứng với muối NaCN. Nhiệt phân Hg(CN)2 thu
được L là một chất có tính đối xứng. Khi cho axit G phản ứng với BaCl2 thu được kết tủa trắng. Khí D chuyển thành
khí M khi tiếp xúc với không khí. Xác định các chất chưa biết.
Câu 72: Tính chất của vàng đã được nghiên cứu rất nhiều trong những năm qua, khả năng hòa tan và tổng hợp vàng
tinh khiết được đề xuất từ lâu thông qua phản ứng cyanua hóa quặng vàng chứa tạp chất. Hoà tan quặng vàng vào dung
dịch NaCN, sau đó oxi hóa bằng oxi không khí. Sau khi loại bỏ oxi, qua tiếp 2 bước xử lý, phức chất (A) chứa 72,42%
phân tử vàng được hình thành. Để lọc lấy (A), người ta sử dụng acid caro để xử lý phần cyanua dư vì bị phân hủy
thành hidrocacbonat và amoniac sau đó. Sau đó, cho một lượng bột kẽm để khử (A) thu được vàng nguyên chất, nhưng
không mấy thân thiện với môi trường vì cyanua là một hợp chất độc hại. Một hỗn hợp 2 axit (B) và (C) được trộn theo
tỉ lệ (3:1) có thể hòa tan vàng, phản ứng diễn ra tạo thành phức chất (D) nghịch từ. Một phức chất (E) thuận từ khác
đồng nguyên tố với (D) được tổng hợp sử dụng Cl2/HCl để oxi hóa vàng.
a. Xác định các chất chưa biết theo dữ kiện trên và viết phương trình hóa học
b. Hợp chất chứa vàng (II) rất kém bền so với vàng (I) và vàng (III), người ta chứng minh thực chất không tồn tại vàng
(II). Nhưng vào năm 2001, đã tìm ra được công thức của hợp chất AuSO4, trong đó các đơn vị [Au2]4+ liên kết với các
nhóm SO42- vừa đóng vai trò cầu nối, vừa đóng vai trò phối tử một càng. Viết công thức cấu tạo của AuSO4 và cho biết
hợp chất AuCl2 có tồn tại không? Nếu có, thì Au mang số oxi hóa thế nào và cấu tạo ra sao?
c. Vàng (III) sở hữu sự đa dạng và phong phú trong hợp chất. Các halogenua đã biết là AuF3, AuCl3 và AuBr3, ta có
thể điều chế AuF3 bằng cách oxi hóa Au bằng F2 tại 1300K và 15bar. Nhưng để nâng cao hiệu suất của sản phẩm, sơ
đồ sau đã được đề xuất:
Au
BrF3
B
330K
C
c1. Xác định các chất trong sơ đồ trên và cho biết B thuận từ hay nghịch từ?
c2. Phân tử AuF3 đã được chứng minh là 1 polime gồm 4 phân tử AuF3 liên kết với nhau tạo 4 hợp chất phức vuông
phẳng . Viết công thức cấu tạo của polime trên và cho biết tại sao AuF3 có thể tạo polime
c3. Tuy nhiên giống nhau là thế, AuCl3 và AuBr3 lại không tạo dạng hình polime như vậy mà lại tạo hợp chất liên phân
tử thể hiện cấu trúc hình học của B2H6. Vẽ cấu tạo của phân tử AuCl3 dạng dime và cho biết liên kết Au-Cl nào ngắn
nhất, tại sao?
d. Năng lượng liên kết của Au-Au khá lớn và gần bằng với năng lượng liên kết Cl-Cl. Giải thích lí do tại sao?
Câu 73: Cho sơ đồ phản ứng hóa học của photpho. Hoàn thành phương trình và viết công thức cấu tạo của X4, X6 và
X9. Biết X11 là hợp chất dị vòng, có cấu tạo phẳng
Câu 74: Người ta có thể tổng hợp 3 màu chất lỏng H, I và J từ lưu huỳnh theo sơ đồ sau:
E và G là các loại khí độc hại, khối lượng riêng của G là 4,42 g/L (đktc). Trông điều kiện nhiệt độ thấp, F là một chất
rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp, có thể tồn tại ở dạng trime, polyme,
trong đó trạng thái lai hóa của S bị thay đổi. Dung dịch thủy phân
của H, I và J phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2 tạo kết tủa K (khối
lượng m1). Lọc kết tủa K, dung dịch còn lại có thể tạo kết tủa L
(khối lượng m2) khi cho vào lượng dư AgNO3. Cả K và L có màu
𝑚1
trắng và không tan trong axit. Đối với H, tỉ lệ 𝑚2 là 0,814, trong khi đối với I và J, tỉ lệ này là gấp đôi tỉ lệ trên. Từ các
dữ liệu phổ cho thấy phân tử I có liên kết O-H, còn H và J thì không có.
a- Xác định tên các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra
b- Viết phản ứng thủy phân H, I và J trong NaOH
c- Vẽ cấu trúc các chất H, I, J và G
Câu 75: Các hợp chất của gốc cyanua đã được nghiên cứu trong những thập kỷ qua. Cyanua được biết đến trong nhiều
hợp chất với cái tên "halogen giả"
a. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo một vài "halogen giả"
b. Brom cyanua (BrCN) được sử dụng nhiều trong việc cắt và nhận biết dãy polypeptit. BrCN có thể được tổng hợp
theo 2 cách
*Cách 1: Sử dụng brom để oxi hóa kali cyanua
*Cách 2: Sục từ từ khí brom và Cl2 vào trong nước, tiếp tục cho một lượng KCN rồi điều chỉnh pH để có giá trị nhỏ
hơn 2. Viết các phương trình hóa học để mô tả 2 hướng tổng hợp
c. Hợp chất cyanua (A) của kim loại nặng (B) có thể phản ứng mãnh liệt với các phân tử oxy hóa mạnh. Các mẫu hợp
chất trên có thể phân hủy khi có mặt của nhiệt độ, sản phẩm là chất lỏng màu bạc và một hợp chất đối xứng lưỡng
nguyên tố được tạo thành.
d. Phản ứng tấn công cacbonyl của các nucleophil được sử dụng rất nhiều trong tổng hợp hữu cơ và có thể được mô tả
qua phản ứng giữa phức cyanua của Au (C) và formaldehyde, phản ứng đã tạo thành hợp chất hữu cơ (D) chứa gốc OH và muối cyanua mới. Viết phương trình phản ứng và chi biết hợp chất của Au là thuận từ hay nghịch từ?
e. CN- tuy rất độc nhưng vẫn có kim loại Paladi rất ưa cyanua, ái lực của paladi với cyanua được mô tả qua phản ứng
của nó với dung dịch xianic. Cân bằng tạo phức nghịch từ (E) với cyanua của Pd có hằng số cân bằng lớn nhất từng
được nghiên cứu. Viết các phương trình trên và áp dụng VB chứng minh tính nghịch từ của (E)
f. Mặc dù HCN có độc tính lớn nhưng nếu chữa trị kịp thời thì vẫn có thể cứu sống nạn nhân, cơ thể con người có chứa
lượng nhỏ dung dịch (F) có thể biến đổi HCN và không còn tính độc hại nữa. Cho biết (F) là hợp chất nào
g. Dung dịch Prussian khá đá dạng về thành phần, cấu tạo và cả màu sắc. Đối với dung dịch Prussia xanh Paris (hoặc
xanh Berlin) có công thức Fe7(CN)18 trong đó tồn tại cầu nội là 3 đơn vị phân tử mang Fe2+ và cầu ngoại là 4 đơn vị
Fe3+ và cầu ngoại không chứa anion cyanide . Prussian đỏ là tinh thể cyanua của Fe3+ màu đỏ máu, nhưng khi hòa tan
vào trong nước thì sản phẩm thu được là dung dịch màu xanh lá cây – vàng dưới tác dụng của ánh sáng huỳnh quang.
Cấu trúc của Prussian đỏ khá phức tạp vì là polyme gồm các monome là các hình bát giác kết nối với các cation K+.
g1. Xác định công thức phân tử của Prussian Berlin phù hợp với sự mô tả trên
g2. Xác định công thức cấu tạo của Prussian đỏ (cấu trúc polyme thu gọn)
g3. Polyme trên khi tan vào trong nước sẽ xảy ra sự phá vỡ cấu trúc giải phóng K+. Các cation K+ ban đầu sẽ liên kết
với nguyên tử nào?
Tranh vẽ bằng dung dịch Prussian
Câu 76: Halogen giả tạo rất nhiều dạng hợp chất theo 2 loại Ps-Ps hoặc Ps-X (Ps là halogen giả và X là halogen thật). 1
số hợp chất như ClCN, BrSCN hay (CN)2 là ví dụ điển hình cho halogen giả. Chúng có tính chất hóa học và vật lý
giống như halogen thật sự và thường được sử dụng thay thế halogen trong một vài phản ứng hóa học
a. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất nêu trên và cho biết anion nào có thể hỗ biến cho nhau?
b. Hầu hết các halogen giả có thể tạo axit mạnh, một nhà hóa học người Nga Vera Bogdanovskaia đã tử vong trong khi
nghiên cứu để tổng hợp HCP, một axit vô cơ mạnh và là 1 halogen giả. Xác định lai hóa của cacbon trong HCP và cho
biết dạng hình học của nó. Vì HCP rất kém bền và mang tính phản ứng khá mạnh tại -1200C nên không được nghiên
cứu nhiều về tính chất hóa học.
c. Thiocyate hay anion SCN- là bazo liên hợp của HSCN. Vì là sự thay thế bằng S của O nên có sự tương tự giữa phản
ứng của [OCN-] và [SCN-]. Thiocynate có thể được tổng hợp bằng phân tử lưu huỳnh cùng với CN- hoặc sử dụng
thiosulfate và CN- có xúc tác bởi thiosulfate sulfurtransferase – một enzyme tiết bởi tế bào gan.
c1. Viết công thức cấu tạo và dạng cộng hưởng của [SCN]- và [OCN]c2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng được nêu trên
c3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết cation Fe(III) và Co(II).
c4. Tại sao ta có thể nhận biết anion SCN- sử dụng dung dịch chứa Fe(III)? Có thể nhận biết SCN- bằng Co(II) không?
Vì sao?
c5. SCN- có thể tạo phức chất với vai trò là phối tử một, hai hay ba càng. Trong phức chất [Co(SCN)4Hg] thì
thiocyanate là phối tử hai càng liên kết với Co và Hg tạo khung ba chiều, trong đó Co tạo bốn liên kết với các nguyên
tử N theo kiểu tứ diện, còn Hg thì tạo với S theo kiểu tứ diện. Viết công thức cấu tạo của hợp chất nêu trên
Câu 77: Khả năng chuyển dịch electron của nguyên tử là một trong những lí do làm cho phân tử có màu sắc nhất định.
Sự chuyển dịch điện tích này xảy ra giữa hợp chất thừa electron và hợp chất thiếu electron, từ định nghĩa trên về
chuyển dịch điện tích hãy chứng minh:
a. Tại sao MnSO4 có màu hồng nhạt mà không phải là không màu?
b. Tại sao anion MnO4- có màu mà ClO4-, BrO4- và IO4- thì lại không có khả năng này.
c. Tại sao MnO4- và FeO42- có cùng sắc tím?
d. Giải thích tại sao các phân tử chứa cation của kim loại kiềm thì không có màu mà của các kim loại chuyển tiếp thì
lại có màu sắc riêng biệt?
e. Giải thích tại sao các phức chất chỉ được tạo nên từ các kim loại nhóm B mà không phải nhóm A?
Câu 78. CS2 có cùng công thức cấu tạo với CO2. CS2 ở điều kiện thường là chất lỏng màu vàng nhạt, dễ bay hơi và dễ
cháy, có mùi khó chịu. Tương tự CO2 thì CS2 cũng thể hiện tính axit trong nước và cũng có thể tạo muối với các axit
base
a. So sánh tính tan của CS2 và CO2 trong nước và khả năng phân ly H+ của axit tương ứng nào tốt hơn?
b.Viết phương trình phản ứng của Na2S với CS2. Biết sản phẩm của quá trình là hợp chất lưỡng điện tử. Thông qua
enzyme carbon disunfit hydrolase thì sản phẩm tạo khí có mùi trứng thối.
c. CS2 được điều chế trong công nghiệp bằng cách cho khí metan phản ứng mãnh liệt với phân tử lưu huỳnh trong điều
kiện nhiệt độ 6000C và xúc tác đồng thể silica gel hoặc Al2O3. Viết phản ứng điều chế CS2 và cho biết tác dụng của
xúc tác đồng thể trên
d. Vì CS2 dễ cháy nên khả năng bắt lửa trong không khí là rất cao, khi cháy tạo hỗn tạp 2 khí. Dẫn 2 khí trên qua dung
dịch nước vôi trong thì không còn khí nào thoát ra nữa. Nhưng nếu sục khí Cl2 vào dung dịch CS2 thì không có bất kỳ
khí nào như trên thoát ra và sau khi thêm nước vào hỗn hợp sau phản ứng thì dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ và chất rắn
màu vàng lặn xuống đáy ống nghiệm. Viết phương trình và xác định hai chất khí trên
e. CS2 có tâm cacbon là một electrophil yếu. Nhưng CS2 vẫn có thể phản ứng với một số chất như dialkylamine theo tỉ
lệ 1:2 cho dithiocarbamat (sau khi proton hóa). Hay những hợp chất xanthate (sau khi proton hóa) cũng được hình
thành tương tự bằng cách cho CS2 phản ứng với alkoxit theo tỉ lệ 1:1. Cả xanthate và dithiocarbamate đều là hợp chất
luỡng điện tử và đều được sử dụng trong phương pháp “Tuyển Nổi”. Xác định công thức chung của dithiocarbamate và
xanthate
Sodium diethyldithiocarbamate
Ethyl xanthate
f. Viết phương trình của CS2 phản ứng với Na, Cl2, Cl2O và PCl5
Câu 79: Xác định các chất có mặt trong sơ đồ
Câu 80: Vào năm 1905, Richards A. H đã chứng minh rằng có sự tồn tại của bromous acid bằng việc thực hiện phản
ứng I với sự tham gia của “lapis infernalis” và Br2 (1:1). Sản phẩm tạo thành là dung dịch làm đổi màu quỳ tím sang đỏ
gồm axit (D) và (F) cùng kết tủa màu trắng vàng (A). Tiếp tục đổ vào dung dịch một lượng chất phản ứng gấp đôi ban
đầu thì phản ứng (II) xảy ra, sản phẩm xuất hiện một axit mới (B).
a. Viết các phản ứng trên và xác định (A),(B)
b. Phản ứng (1:1) giữa “lapis infernalis” và Br2 nên được thực hiện trong điều kiện nào? Tại sao
c. (B) có tính khử khá mạnh. Sử dụng (B) để thực hiện phản ứng với KMnO4 thì dung dịch chuyển sang màu xanh lục
do có mặt hợp chất (C). Viết phản ứng và cho biết tại sao KMnO4 khác với màu của (C)
d. Phản ứng Belousov-Zhabotinsky (BZ reaction) là điển hình của phản ứng thuộc loại bất thuận nghịch nhiệt động.
Nguyên lí hoạt động của phản ứng này cực kì phức tạp và có đến tận 18 bước khác nhau để thực hiện. Khá giống với
phản ứng Briggs-Rauscher thì BZ cũng là phản ứng tự hoạt hóa. Bằng cách sinh ra Br2, dung dịch đổi màu đỏ rồi hấp
thụ Br2 tạo anion Br-. Phản ứng BZ là kết quả của sự trộn lẫn KBrO3, CeSO4, propandioic acid và citric acid rồi thiết
lập pH bằng dung dịch H2SO4 loãng. Một trong những bước trung gian của phản ứng là 2 dung dịch acid HBrOx- và Brtương tác với nhau tạo axit (D) và (B).
d1. Bất thuận nghịch nhiệt động là gì?
d2. Viết công thức cấu tạo của Propandioic acid và citric acid
d3. Viết phương trình phản ứng của bước trung gian trong BZ.
Câu 81: Thuyết acid-base hay thuyết Pearson diễn tả mối quan hệ giữa bán kính, điện tích với khả năng phản ứng của
một số ion. Theo thuyết trên thì tồn tại 3 loại acid tương ứng với 3 loại base (cứng, trung gian và mềm) và Pearson giải
thích chỉ có acid cứng mới tạo hợp chất bền với base cứng và acid mềm tạo hợp chất bền với base mềm. Định nghĩa
của thuyết acid cứng mềm gói gọn trong bảng này:
a. So sánh tính tan trong nước giữa NaCl và Li3PO4
b. Dựa vào bảng trên, giải thích tại sao Si lại có ái lực electron lớn đối với F để hợp thành SiF4. Và Pd2+ có ái lực lớn
với CN- hợp thành phức chất [Pd(CN)6]4-.
c. Giải thích tại sao đối với các acid và base cứng thì năng lượng HOMO bé và năng lượng LUMO lại lớn.
d. Mặc dù Mn7+ là acid cứng và F- base mềm nhưng MnF7, MnF6, MnF5 lại không tồn tại nhưng MnF4 tồn tại. Giải
thích
Câu 82:
a. Cho dung dịch muối berium chloride tác dụng với muối AmBic, ban đầu phản ứng tạo kết tủa và thoát ra khí không
màu không duy trì sự cháy. Khi thêm dư dung dịch muối AmBic thì kết tủa sẽ tan tạo thành hợp chất lưỡng điện tử là
phức chất cacbonat của Beri
b. Làm bay hơi cẩn thận thì dung dịch BeCl2 sẽ tách ra tinh thể ngậm nước BeCl2.4H2O, khi đun nóng dần thì sự thủy
phân xảy ra mạnh hơn do sự thoát hơi HCl. Tiếp tục nâng nhiệt độ lên cao hơn thì sẽ tạo thành muối oxo.
c. Tổng hợp diborane bằng nhiều cách khác nhau. Phản ứng đầu được thực hiện bằng cách sử dụng NaBH4 để khử
BF3, phản ứng thứ hai được thực hiện từ NaBH4 và dung dịch Iot tạo thành sản phẩm có khí không màu. Trông công
nghiệp thì diborane được tổng hợp bằng cách khử BF3 bằng NaH ở 1800C.
d. Cho phân tử lưu huỳnh tác dụng với axit lewis AsF5, sản phẩm tạo thành là hợp chất lưỡng điện tử của lưu huỳnh và
Asen.
e. Điều chế Cl2O cũng có nhiều phương pháp:
Cách 1: Sử dụng Cl2 phản ứng oxi hóa khử với HgO, ngoài Cl2O thì còn một sản phẩm nữa.
Cách 2: Cl2O thương mại được điều chế bằng phản ứng giữa NaClO3 cùng với anhydride của H2SO3 có mặt H2SO4
loãng.
Cách 3: Ở một quy mô bé hơn, Clo dioxit được tổng hợp bằng cách khử KClO3 bằng axit oxalic ẩm ở 900C, CO2 sinh
ra như một chất pha loãng, làm giảm mức độ hoạt động của Cl2O.
Câu 83: Mangan là một trong những kim loại chuyển tiếp có số lượng và hàm lượng hợp chất đa dạng nhất trong bảng
tuần hoàn. Lí do là bởi vì số oxi hóa của mangan trải dài từ -3 đến +7. Một vài hợp chất mangan có ứng dụng cao trong
đời sống và sản xuất. Mn tồn tại trong nhiều quặng khoáng hóa học như Pyrolusit hay Rodocrosit.
a. Phần lớn lượng Mangan được chế tạo ra để sản xuất hợp kim Feromangan. Hợp kim chứa 80% mangan này được
sản xuất bằng cách khử hỗn hợp 2 oxit (A) của sắt và oxit (B) của mangan bằng than cốc trong lò điện. Còn để sản xuất
mangan tinh khiết ta sử dụng phương pháp điện phân dung dịch chứa sulfate của Mn hoặc nhiệt nhôm. Viết các
phương trình thể hiện sự tổng hợp mangan và xác định (A), (B).
b. Vì mức oxi hóa +2 của mangan rất bền nên để điều chế dung dịch muối của Mn2+ ta chỉ có thể hòa tan kim loại trong
axit tương ứng hoặc một số oxit trong axit. Viết một số phản ứng điều chế MnSO4 và MnCl2.
c. Ta bắt đầu với số oxi hóa +x. Ion Mn(+x) là một ion có kích thước rất nhỏ và có mật độ điện tích cao nên nó là một
axit lewis cứng và có thể tạo hợp chất với F- hay O2-. Cation của mangan trên chỉ có thể tạo oxoflorua MnOyF có tính
oxi hóa rất mạnh và cực kì dễ nổ chứ không thể tổng hợp muối florua lưỡng nguyên tử tại số oxi hóa này. Oxit của
cation trên (C) có dạng MnaOx là anhydrit của axit HcMnOd. Ở trên 263K nó phân hủy tạo hợp chất của Mn có số oxi
hóa +z.
c1. Xác định giá trị của từng chữ cái và cho biết (C) là gì?
c2. Giải thích tại sao Mn(+x) chỉ có thể tạo oxoflorua chứ không tạo được muối florua lưỡng nguyên tố
d. Hợp chất của Mn+z phổ biến nhất là oxit của nó MnOf. Nó là thành phần chủ yếu của quặng Pyrolusit, nó có thể
được điều chế bằng cách oxi hóa Mn ở nhiệt độ cao, nung Mn(NO3)2.6H2O trong không khí (~5300C) hoặc khử hợp
chất KcMnOd trong môi trường không đủ acid để tạo thành Mn2+. MnOf là oxit bền nhất của mangan trên 5300C thì nó
phân hủy thành hợp chất của Mn có số oxi hóa +t. Việc sản xuất Cl2 và O2 cũng có mặt của MnOf khi cho nó phản ứng
với HCl và H2SO4. Ngoài oxit trên thì MnFd cũng kém bền vô cùng và bị phân hủy thành Mn+t và F nguyên tử. Các
phức chất tồn tại của số oxi hóa trên là [Mn(CN)p]2- và [MnFp]2-. Chúng đều là hợp chất thuận từ. Một phản ứng đặc
biết của [Mn(CN)p]2- khi tác dụng với SbF5 đun nóng thì sản phẩm là MnFt.
d1. Xác định giá trị của các chữ cái còn thiếu và viết phương trình hóa học (nếu có)
d2. Bằng thuyết VB, hãy chứng minh tính thuận từ của 2 phức chất cyanua và florua được đề cặp trên bài
e. Hợp chất của Mn+t phổ biến nhất là MnFt màu đỏ tía (D). Nó được điều chế duy nhất bằng cách flo hóa halogenua
của Mn+r ở 520K. (D) có momen từ bằng 4,94MB nghĩa là có từ tính khá mạnh nhưng khi làm lạnh nó trở thành hợp
chất phản sắt từ. Oxit của Mn+t có màu đen. Nó được tạo thành khi đun nóng MnOf đến 1070K hay oxi hóa Mn+r trong
dung dịch kiềm. Hầu hết phức chất của Mn+t thuộc loại bát diện. Phản ứng hóa hợp giữa NaF và MnFt Cho 1 sản phẩm
duy nhất (E).
e1. Xác định giá trị của các chữ cái còn thiếu và viết phương trình hóa học (nếu có)
e2. Xác định (D) và (E). Cho biết từ tính của (D) và (E) theo VB
f. Mức oxi hóa t là bền vững nhất của mangan. Oxit MnOa màu xanh xám được tạo thành khi khử ở nhiệt độ cao bất kỳ
oxit nào của mangan hoặc nhiệt phân muối cacbonat và oxalat của nó trong khí quyển nitơ. Oxit trên cũng trở thành
một chất phản sắt từ tại nhiệt độ 118K và có ứng dụng cao trong vật chất chống từ. Hidroxit của Mn+t chỉ có thể điều
chế bằng cách hòa tan muối của nó trong kiềm chứ không thể hòa tan oxit của nó. Trong không khí thì hidroxit này
nhanh chóng chuyển màu xám vì bị oxi hóa thành Mn+t rồi sau đó là Mn+z. Dưới tác dụng của một số chất oxi hóa như
Br2 thì phản ứng này diễn ra nhanh hơn và nhanh chóng tạo thành Mn+z.
f1. Xác định các chất chưa biết và viết phương trình phản ứng được đề cập
f2. Tại sao không thể điều chế hidroxit của Mn+t bằng cách hoà tan oxit của nó trong kiềm?
g. Mức oxi hóa kém bền +v có mặt phổ biến là hợp chất MnOaCla, hợp chất trên được điều chế khi khử KcMnOd bằng
SO2 và có mặt HSO3Cl. Nó là chất lỏng màu nâu, phân hủy ở 240K và dễ bị thủy phân. Hợp chất chứa oxi của mức oxi
hóa này được gọi là manganat màu xanh. Cũng có thể điều chế manganat bằng cách oxi hóa MnOf trong kiềm nóng
chảy, các chất oxi hóa có thể tham gia là KClO3, K2S2O8 hoặc KNO3 hoặc đơn giản là oxi không khí. Viết phương
trình và xác định giá trị của v.
Câu 84: Nghiên cứu về phản ứng của (X) đã cho thấy sự đa dạng về màu sắc và số oxi hóa của nó. Xác định các chất
trong sơ đồ dưới, các chất trên đều chứa (X). (A) hay được sử dụng trong hóa phân tích. Khi phân tích các hợp chất
trên ta có bảng sau:
A33
AA
B 34,8
49,57
A
C 49,57
15,9B
G 15,9
22,45
C
J 22,45
13,1G
L 13,1
30,75J
M30,75
11,25
L
11,25
M
Câu 85: Khả năng tan trong nước của hợp chất florua chứa nguyên tố nhóm IIA thay đổi như thế nào từ chu kỳ thấp
đến chu kỳ cao? Còn khả năng tan của hợp chất clorua thay đổi thế nào? Giải thích
Câu 86:
a. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử của cation M2+ (nguyên tố nhóm IIA) được hình thành như thế nào?
b. Trong dãy Be2+ - Ba2+, khả năng tạo phức tăng dần hay giảm dần hay không đổi? Giải thích
c. Thực tế Be2+ có khả năng tạo phức với các phối tử, lấy ví dụ phức [Be(NH3)4]Cl2 tuy là có bền nhiệt động và bền
nhiệt tương đối cao, nhưng lại bị phân hủy mạnh bởi nước. Giải thích nguyên nhân
d. Trong B2H6 có bao nhiêu loại liên kết? Liên kết nào dài là nhất? Tại sao
Câu 87:
a. Liên kết của B2H6 có gì khác so với Al2Cl6?
b. BeCl2 ở dạng rắn có cấu tạo mạch, trong đó Be(II) có số phối trí 4, còn clo là cầu nối. Nếu tăng nhiệt độ đến 7500C,
BeCl2 có cấu trúc dime, trong đó Be(II) có số phối trí 3. Vẽ các dạng hình học nêu trên
c. Be(OH)2 cũng có dạng tương tự BeCl2, dạng polime, trong đó các ion OH- đóng vai trò cầu nối liên kết đồng thời
với hai cation Be2+. Nhưng polime này dễ bị mất nước và tạo thành hợp chất có cầu nối Be-O-Be.
d. Khi cho dung dịch muối của Mg2+ tác dụng với kiềm thì tạo thành một cân bằng kết tủa. Khi hệ đạt trạng thái cân
bằng, thêm vào dung dịch một lượng muối amoni đủ lớn, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào? Kết tủa có còn được
tạo thành không? Vì sao
Câu 88: Syncolon hay teflon, là một chất fluoropolime có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Teflon được tìm thấy
một cách khá thú vị, Roy J. Plunkket làm việc ở phòng thí nghiệm, ông mở van một bình thép chứa khí nén không thấy
khí thoát ra, cân lại thấy khối lượng bình không đổi, ông nói:”Van không hỏng, khí đi đường nào”. Tiếp theo, ông cắt
đôi bình, thấy một lớp polyme bám chặt trong bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi chất. Đó là Teflon. Chất này có
những tính chất:
- Không bị giòn đi trong không khí lỏng, không mềm khi đun sôi, không biến dạng ở 3000C.
- Rất bền với các tác nhân hóa học, không tác dụng với nước cường thủy
- Có hệ số ma sát nhỏ, độ bền nhiệt cao, phân hủy chậm
- Cách điện tốt, không chịu ảnh hưởng của từ trường.
a. Giải thích tại sao Teflon có những khả năng đó?
b. Sản xuất teflon trong công nghiệp như sau:
CHCl3
+HF/SbF5
A
973K
B
peoxit
C
Câu 89:
a. SiO2 ở dạng sợi liên kết với nhau không qua đỉnh tứ diện mà chúng liên kết với nhau qua cạnh để tạo mạch dài. Vẽ
cấu trúc polime của SiO2
b. Tại sao SiO2 là rắn mà CO2 lại là khí?
c. Tại sao TiCl4 là lỏng mà TiCl3 lại là rắn?
d. Sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy từ HF sang HI như thế nào? Tại sao?
Câu 90: Giải thích tại sao [PtCl4]2- lại là phức chất nghịch từ trong khi Cl- lại là phối tử trường yếu?
Câu 91: Khí X2 là phân tử của đơn chất Y có tên theo tiếng Latin là “dòng chảy”. X có thể tạo 3 loại muối là “muối
ion”, “muối trùng hợp” và “muối phân tử”.
a. Nêu ví dụ cho từng loại muối
X cũng có thể tạo hợp chất với các phi kim cùng nhóm. Ví dụ với YX3 (MX < MY) là chất lỏng không màu, độc, ăn
mòn và ở trạng thái khí sẽ xảy ra phản ứng đông đặc mãnh liệt. 0,1 mol XY3 sau khi phân hủy thu được 9,25 gam hỗn
hợp khí và thể tích khí tăng gấp 2 lần. Khi làm lạnh đến -1000C thì khối lượng khí còn lại là 3,8 gam.
b. Tìm các đơn chất và hợp chất trên
Sục khí X2 qua dung dịch kiềm thì ta điều chế được khí X2O trong điều kiện lạnh. X2O phản ứng chậm với nước
cho dung dịch làm đổi màu quỳ tím và khí không màu. Khi có mặt tia UV, OX2 phản ứng với SO2 tạo dung dịch có
mùi hăng gồm 2 hợp chất oxysunfua. Thêm nước vào dung dịch trên thì ta thu được dung dịch axit làm kết tủa Ag+ và
Ba2+, kết tủa chứa Ba2+ không tan trong axit vô cơ, kết tủa chứa Ag+ tan trong dung dịch NH3. Tách các kết tủa, đem
nung dung dịch còn lại thì ta lại thu được một axit mới chứa 1 nguyên tử X chứa 12,837% X về khối lượng.
c. Xác định các chất trên và viết phương trình hóa học.
Câu 92: Trong pin điện Liti-Lưu huỳnh, năng lượng điện sản sinh ra được lưu trữ trong phân tử S8. Gần đây, đã có một
số phát triển trong năng lượng của pin Li-S bằng cách sử dụng các dung môi hữu cơ như PC, DMSO hay DMF để hòa
tan.
Cathode: S + 2Li+ + e- → Li2S
Anode: Li ↔ Li+ + ea. Viết phản ứng tổng quát của pin điện Li-S
Thực tế, trong quá trình khử của lưu huỳnh để tạo thành Li2S, một số hợp chất của Liti và lưu huỳnh cũng được tạo
thành, một chuỗi phản ứng được biểu diễn như sau:
Li2Sx (A) →
Li2Sx-2 (B) → Li2Sx-4 (C) → Li2Sx-6 (D) → Li2S
b. Xác định công thức phân tử của các hợp chất trên biết khối lượng giảm 5,869 lần sau khi hoàn tất quá trình điện
phân xuất phát từ (A).
c. Pin Li-S được làm bằng nhiều lớp, màng anot và catot và một lớp điện phân nằm giữa. Thiết kế của loại pin này gần
giống với pin Liti-ion. Người ta nhận xét rằng khả năng tích điện của pin Li-S có khả năng lớn hơn pin Liti-ion. Hãy
giải thích nhận định trên.
Câu 93: Phi kim (X) nằm trong những chu kì nhỏ của bảng tuần hoàn, tiếng Hy Lạp của nguyên tố trên là “ánh sáng”.
(X) cũng là một phi kim đa hóa trị. (X) cũng có mặt trong các hợp chất quan trọng trong cơ thể sống cũng như trong
môi trường. Dạng tinh khiết của (X) là không màu và trong suốt, còn dạng phổ biến của nó có màu trắng, mùi đặc
trưng ngửi như tỏi. Hãy nghiên cứu qua một số hợp chất của (X):
*Oxit: (X) có thể tạo oxit với sự đa thù hình và đa công thức. (X) tinh khiết bắt cháy trong không khí tạo khói trắng là
oxit (Y). Tên thực nghiệm của (Y) lại khác với công thức cấu tạo được phát hiện bởi sự dime hóa. (Y) tan trong nước,
dung dịch kiềm và tạo muối tương ứng tùy tỉ lệ. (Y) có khả năng hút ẩm mạnh tốt nên được ứng dụng nhiều trong tổng
hợp hữu cơ. Sự chuyển hóa amit bậc nhất thành nitril cũng có sự tham gia chủ yếu của (Y). Dung dịch của (Y) trong
DMSO được gọi là “thuốc thử Onodera” và được sử dụng để oxi hóa ancol.
a. Xác định (X), (Y) và viết công thức cấu tạo của (Y).
b. Thực hiện phản ứng của Y với HNO3, H2SO4, HClO4 và HCF3SO3
*Hợp chất với hydro: Hợp chất đơn giản nhất của (X) với hidro là (Z). Là chất khí không màu, có mùi tỏi rất kém bền
so với amoniac và rất độc. Đồng đẳng tiếp theo của (Z) là (T) khi có mặt trong không khí tự đốt cháy ở nhiệt độ thường
tạo khối cầu lửa lơ lửng. (Z) được sinh ra khi cho thủy phân Zn3P2
c. Xác định (Z), (T) và viết phương trình hóa học
d. Giải thích tại sao liên kết cộng hóa trị X-H kém bền hơn N-H và so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của NH3 và
(Z)
* Hợp chất với kim loại: Hợp chất của (X) với canxi đơn giản nhất là Ca3X2 (G). Một số công thức kỳ lạ khác được
phát hiện là CaX, CaX3, Ca5X8. Khi cho (G) phản ứng với lưu huỳnh rắn thì sản phẩm thu được chất rắn trắng
(H) hòa tan một phần trong nước và tinh thể vàng xanh (M) tan hoàn toàn trong CS2; axit hóa (H) với HNO3 đậm đặc
thì ta thu được bột (A) màu vàng không tan trong nước. Dung dịch của (M)/CS2 tiếp tục phản ứng với iot xúc tác hv thì
ta thu được (N) không chứa iot và chất rắn có khối lượng tăng 1,29 lần so với ban đầu.
e. Xác định các hợp chất và đơn chất chưa biết. Viết phương trình hóa học được đề cập
f. Viết công thức cấu tạo của (M) và (N)
*Hợp chất của axit: X có thể tạo 3 axit chứa oxi, trong đó (X) có số oxi hóa là +1, +3 và +5. Điều chế các axit trên như
sau:
- Điều chế axit chứa X+1: Kiềm hóa phân tử (X) ta thu được (Z) và dung dịch chứa (K). Axit hóa (K) ta được axit
trên
- Điều chế axit chứa X+3 (R): Có nhiều cách để tổng hợp axit trên:
+ Hòa tan X2O3 trong nước
+ Thủy phân XCl3
+ Axit hóa K2HXO3
- Điều chế axit chứa X+5 (W): Axit hóa X bằng HNO3 thu được khí (O) hóa nâu trong không khí và axit trên
h. Viết công thức phân tử của 3 axit và phương trình được đề cập
g. Sau khi tách nước thì (W) được chuyển hóa thành (Q), tiếp tục đun nóng tách nước thì ta lại thu được (E). Hòa tan
(E) vào nước (môi trường axit) ta thu được (W). Biết sự chuyển hóa thành (Q) cần 2 mol W, sự nhiệt phân tách nước
(Q) được 2 mol (E). Xác định công thức cấu tạo các hợp chất trên và so sánh tính axit của từng chất.
*Hợp chất hỗn tạp: Sau khi tổng hợp được (Q), ta xử lý với dung dịch NaOH (1:2) thì ta được hợp chất (T), tiếp tục
cho lượng vừa đủ NaHCO3 để phản ứng. (L) được tạo thành, tiếp tục thêm NaHCO3 vào thì ta được (S). (S) được sử
dụng để làm giảm độ cứng của nước và làm đổi màu thủy tinh trong quá trình nóng chảy.
L. Xác định các chất và giải thích tại sao (S) có thể làm giảm độ cứng của nước, có thể thay (S) bằng các chất khác
không?
K. (V) là hợp chất natri với (X) được tổng hợp bằng cách thực hiện phản ứng giữa Na2HPO4 và NaH2PO4 (2:1). Vẽ
công thức cấu tạo của anion trong (V) và cho biết anion trên là phối tử mấy càng?
*Hợp chất dễ nổ: Hợp chất của (X) với iot tạo (G) cực kém bền trong không khí. Cho (G) tan trong MeOH, phản ứng
tạo CH3I và (R). Sử dụng (X) đốt với Br2 tạo thành hỗn hợp sản phẩm. Trong đó, phát hiện có chất lỏng không màu (J),
chất rắn màu vàng (F) và tinh thể màu đỏ (U).
T. Xác định công thức phân tử và cấu tạo các chất trên. Cho biết anion của (P) tồn tại những liên kết nào?
M. Có tồn tại XI7 không? Giải thích?
*Hợp chất hữu cơ: Thực hiện phản ứng giữa XCl3 và MeOH thu được sản phẩm �, tiếp tục sử dụng MeI phản ứng với
� thì được �. � được sử dụng để vòng hóa thu được sản phẩm là � là C5H4PONa, là vòng 6 cạnh.
E. Cho biết công thức phân tử và công thức cấu tạo các chất
S. Vẽ các công thức cộng hưởng của � và cho biết công thức nào chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất?
*Hợp chất oxi hóa mạnh: Các hợp chất có tính oxi hóa mạnh đều chứa (X) ở số oxi hóa cao hoặc mang các nhóm có
tính oxi hóa mạnh. Ví dụ như PMPA là hợp chất làm đổi màu quỳ tím sang đỏ. Được điều chế từ oxit của (X) với H2O2
mà trong đó (X) ở số oxi hóa tối đa. Hoặc có thể sản xuất từ � là hợp chất có công thức (HXO4)3 tan trong H2O2.
U. Xác định công thức cấu tạo các chất trên và so sánh tính axit của PMPA với axit caro
Câu 95: Trong công nghiệp, quá trình tách nguyên tố từ hỗn hợp các hợp chất rất dài và tốn kém. Ví dụ với việc tách
các kim loại ra khỏi hỗn hợp chứa các ion sau: Hg2+, Pb2+, Bi3+, Cu2+, Cd2+, H2AsO3-, AsO43-, Sb3+, Sn2+, Sn4+. Đưa
lượng lớn dung dịch chứa H2O2, HCl và H2S vào hỗn hợp ion trên. Sản phẩm chỉ gồm muối sunfua, ta thêm vào đó
dung dịch (NH4)2S, thì hỗn hợp bắt đầu tách ra các kết tủa (Nhóm I) và dung dịch (Nhóm II).
- Ở nhóm II, ta đổ một lượng nhỏ dung dịch HCl loãng thì chưa có hiện tượng gì nhưng nếu tiếp tục thêm vào dung
dịch HCl đặc thì có kết tủa vàng (A) tách ra. Tách kết tủa đem đi qua lần lượt dung dịch HNO3 và AgNO3/NaOAc rồi
ta tách được kết tủa đỏ-nâu (B) chứa 3 nguyên tố - 7 nguyên tử. Dung dịch nước sau khi tách kết tủa đem cho phản ứng
với NH3, HOAc và Na2S2O3 thì ta thấy có xuất hiện kết tủa cam-đỏ (C) chứa 3 nguyên tố - 5 nguyên tử. Lọc kết tủa,
đem nước lọc phản ứng hoàn toàn với Al/HCl, ta tách được chất rắn màu đen (D) là kim loại. Đem HgCl2 phản ứng
dung dịch thì có kết tủa trắng (E) tách ra.
- Ở nhóm I, sau khi thêm HNO3 vào, chỉ còn thấy một kết tủa đen (F) tách ra, đem kết tủa trên thả vào ống nghiệm
chứa dung dịch HNO3, HCl. Rồi thêm SnCl2 vào, ta thấy kết tủa chuyển sang màu xám. Dung dịch trên được thêm vào
đó lượng hợp thức H2SO4, kết tủa trắng (G) được tách ra, rồi kết tủa đem đi phản ứng lần lượt với amoni axetat và kali
cromat được kết tủa vàng (H). Dung dịch nước đó tác dụng với dung dịch NH3, có 2 phức amoni và 1 kết tủa trắng (J)
được tạo thành. Lấy kết tủa phản ứng với NaOH, SnCl2 ta thu được kim loại (K) cũng có màu đen.
a. Xác định các chất nêu trên, viết phương trình hóa học có thể có
b. Trong kết tủa màu xám, có thành phần là những chất nào?
c. Dung dịch chứa phức amoni của 2 kim loại cuối cùng cần tách khỏi nhau thì phải qua những bước nào?
Câu 96: Các nguyên tố nhóm VIA và VIIA luôn đa dạng hợp chất và chúng được nghiên cứu gần đây trong ứng dụng
khoa học và công nghệ hóa học. Khi nói đến (X), một đơn chất khí màu vàng và vô cùng độc. Ta sẽ nói về những hợp
chất hiếm thấy của nó. Hợp chất (Y) được phân tích có chứa flo, (X) và một nguyên tố khác thuộc nhóm VI. (Y) được
phát hiện vào năm 1942 bởi hai nhà hóa học Schmitz và Schumacher và được điều chế bằng cách oxi hóa XF3 bằng
NaClO3 sau phản ứng ta tổng hợp được (Y) chứa 21,96% Flo, 41% (X).
a. Xác định công thức cấu tạo của (Y) và viết phương trình hóa học, biết sau phản ứng có thoát ra một khí màu vàng và
một khí không màu.
b. Xác định cation và anion trong (Y). Phản ứng giữa (Y) và AsF5 là phản ứng hóa hợp. Vẽ công thức cấu tạo của sản
phẩm, giải thích sự tạo thành sản phẩm
c. Cl2O6 tồn tại dạng ion dù ở trạng thái rắn hay lỏng. Phân tích sự tạo thành ion của Cl2O6 trong nước và vẽ công thức
cấu tạo của Cl2O6.
Câu 97: Trong hóa học vô cơ, nguyên tố (X) được mệnh danh là “vua nguyên tố”. Sự đa dạng thù hình và tính chất hóa
lý của (X) rất đa dạng và (X) tồn tại ở pha rắn ở điều kiện thường. Một trong những hợp chất lưỡng nguyên tố, đồng
nguyên tử của (X) với nguyên tố (Y) tạo nên chất rắn “màu vàng” (Z). (Z) là một tiền chất quan trọng để điều chế các
polyme được sử dụng nhiều trong công nghiệp. (Z) bền trong không khí, thăng hoa trong chân không và khi phân hủy
tạo thành phân tử khí (Y) chiếm phần lớn phần trăm thể tích trong không khí
a. Xác định công thức phân tử các chất trên. Sau khi phân hủy 1 gam (Z) thì thu được 0,17826 lít khí (Y) (1atm &
1270C). Gọi tên (Z) và cho biết (Z) có thể được dùng làm thuốc nổ không tại sao?
b. Các công đoạn điều chế (Z) trong công nghiệp:
(X)
Chlorine
(T)
NH3 (*)
(Z)
LiN3
(Z)
Viết phương trình hóa học xảy ra trong sơ đồ trên
c. (Z) có thể bị phân hủy bởi nước nóng thu được sản phẩm gồm 1 kết tủa và 2 khí. Nhưng khi (Z) bị phân hủy bởi
nước nóng mang môi trường có pH thấp thì chỉ có 1 khí sinh ra. (Z) cũng bị phân hủy bởi kiềm sản phẩm vẫn chứa kết
tủa trên. Quá trình polyme hóa (Z) được miêu tả như sau:
- (Z) được đun nóng sử dụng len bạc thì kết tủa (M) được tạo thành. Sau đó, không cần thêm một tác chất nào khác
nhưng sản phẩm là một hợp chất lưỡng nguyên tố, đồng nguyên tử (N) được tạo thành. Sau đó, (N) được hóa rắn thì ở
nhiệt độ phòng, các phân tử tự động polyme hóa thành (O).
Xác định công thức phân tử các chất nêu trên và viết phương trình (nếu có).
d. Xác định công thức cấu tạo của (N) và cho biết phân tử trên có phẳng không?
e. Vẽ giản đổ Frost-Musulin của S2N2 và so sánh với S42+. Cho biết S2N2 có thơm không?
f. Xác định tác chất, sản phẩm và viết phương trình
(A)
Cl2
(F)
(1)
[ZH]+[BF4]-
(Z)
(B)
(2)
GCl3
(C)
Biết G cũng là hợp chất lưỡng nguyên tố, đồng nguyên tử. Công thức cấu tạo của G được mô tả là có vòng
sáu phẳng.
g. Trong phản ứng (*) được đánh dấu ở ý b. Nếu hạ nhiệt độ xuống 50C thì phản ứng diễn ra chậm với sự
hình thành của (U) không tan trong nước, tồn tại dạng tinh thể. Phản ứng chỉ có sự sinh ra của (U), cân
bằng phương trình thu được
Câu 98: M là nguyên tố nằm trong chu kỳ nhỏ của bảng tuần hoàn. M tạo rất nhiều hợp chất với phi kim L
và quá trình tạo thành được biểu diễn qua sơ đồ sau:
S
Na
C
L2
H2
M
Fe, p ,t0
HCl
Y
F
MnO2-Bi2O3
X
Pt, 8000C
O2
H2O
L2
L2
L2
E
D
L3
Z
T
A (low ef)
Electric
-360C
B
(4)
t0
L2 + F + Y + G
SO3 dư
KOH
H2 O
Urea
H2SO4
HNO3
-300C
(5)
(1)
(2)
(3)
a. Xác định các chất đã cho trên sơ đồ. Hợp chất (5) có nguyên tử trung tâm có lai hóa sp3. Cho 1 gam (4)
tác dụng với đủ với lượng BF4NO2 cho 1,0482 g (5) và 868,96 mg muối.
b. T tạo cân bằng với G bằng cách dime hóa.
b.1. Nêu vài cách để tăng hiệu suất của cân bằng trên
b.2. Nếu ban đầu thêm vào đó một lượng khí T thì tại t1 thì tỉ khối của hỗn hợp là 27,6. Nâng nhiệt độ t2
lên thì tỉ khối là 34,5 (t1 > t2). Vậy tại t2 thì màu sắc của hỗn hợp thế nào so với t1
c. Tại sao phản ứng tạo thành A lại có hiệu suất thấp
d. Ở trong E tồn tại những loại liên kết nào? Đề xuất cấu tạo
e. Nguyên tố M tạo những cation M5+, M5- hay M3- . viết công thức cấu tạo và cho biết lai hóa của từng
nguyên tử M
Câu 99:
HClO4
HCl
B
as
A
không
khí
E
C
K2CO3,
t0
t0
C
B
D
A, Cl2
Sau khi phân tích, ta có bảng sau:
KOH
F
* Biết tất cả các chất trên (không bao
gồm D) đều chứa cùng 1 halogen . Và E
tồn tại ở dạng chứa nước
Chất
A
B
C
Tính tan
Tan tốt trong nước
D
E
Tan tốt trong nước
Tan tốt trong nước
Ít tan trong nước
Màu sắc
Không màu
Không màu
Xám đen
hoặc tím sẫm
Không màu
Không màu
Dạng tồn tại
Tinh thể
Tinh thể
Tinh thể hoặc khí
Tinh thể
Tinh thể
1. Xác định các chất trên và viết phương trình hóa học
2. Viết công thức cấu tạo của E
3. Tại sao A có thể làm tăng độ tan của C trong nước
Câu 100: Cho sơ đồ về tính chất hóa học của kim loại chuyển tiếp X
% của nguyên tố X trong B nằm trong khoảng 68% ± 0,01 và oxit cao nhất của X tại số oxi hóa +6.
a. Xác định các hợp chất nêu trên. Biết sau khi thêm nước vào dung dịch chứa 1 gam chất tan F thì sản
phẩm làm quỳ tím hóa đỏ và 426,934mg muối halide
b. Có gì khác biệt giữa việc sử dụng HCl đặc nóng và HCl đặc ở nhiệt độ thường? Việc nâng nhiệt độ có
tác dụng gì?
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
Related documents