Download Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và một số giải pháp

Document related concepts
no text concepts found
Transcript
MỤC LỤC
TÊN MỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................
A. TÓM TẮT…………………………………………………………....
1
2
B. GIỚI THIỆU………………………………………………………....
4
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………....
4
2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………….
5
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..
6
4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu……………………………………..
6
5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………...
6
6. Ý nghĩa và lợi ích nghiên cứu………………………………………...
7
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN………………..
8
1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan....................................
8
2. Phương pháp khảo sát trên mạng xã hội………………………………
8
3. Phương pháp phỏng vấn………………………………………………
8
4. Phương pháp thống kê………………………………………………...
8
5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi………………………………….
9
6. Thử nghiệm một số biện pháp tác động………………………………
9
D. KẾT QUẢ……………………………………………………………
10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG
10
VIỆT CỦA GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI……………...
1. Khái niệm “tha hóa” tiếng Việt……………………………………..
10
1.1. Tiếng Việt và chuẩn tiếng Việt……………………………………..
10
1.1.1. Tiếng Việt…………………………………………………………
10
1.1.2. Chuẩn tiếng Việt………………………………………………….
10
1.2. Tiếng Việt lệch chuẩn và các xu hướng lệch chuẩn của tiếng Việt
11
1
1.2.1. Tiếng Việt lệch chuẩn……………………………………………..
11
1.2.2. Các xu hướng lệch chuẩn của tiếng Việt………………………….
11
1.3. Tiếng Việt bị “tha hóa” và tiếng Việt bị “tha hóa” khi sử dụng
12
trên mạng xã hội………………………………………………………...
1.3.1. Tiếng Việt bị “tha hóa”…………………………………………...
12
1.3.2. Tiếng Việt bị “tha hóa” khi sử dụng trên mạng xã hội……………
13
2. Biểu hiện của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt……………………..
13
2.1. Hiện tượng nói tục chửi bậy ……………………………………….
13
2.2. Hiện tượng sử dụng tiếng lóng……………………………………..
14
2.3. Hiện tượng sính ngoại………………………………………………
15
2.4. Hiện tượng chế tác thành ngữ……………………………………...
16
2.5. Hiện tượng sử dụng “ngôn ngữ @”..................................................
17
3. Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới
18
trẻ khi sử dụng mạng xã hội…………………………………………....
3.1. Đặc tính của mạng xã hội…………………………………………..
18
3.2. Sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội……………………..
19
3.3. Đặc điểm tâm sinh lí của giới trẻ…………………………………...
20
4. Hậu quả của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
22
dụng mạng xã hội………………………………………………………
4.1. Đối với ngôn ngữ tiếng Việt………………………………………..
22
4.2. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội……………………………....
22
4.3. Đối với giới trẻ……………………………………………………...
25
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG “THA
26
HÓA” TIẾNG VIỆT CỦA GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ
HỘI……………………………………………………………………….
1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
2
26
dụng mạng xã hội……………………………………………………….
1.1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi tham
26
gia các diễn đàn………………………………………………………….
1.2. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi tham
29
gia mạng cá nhân………………………………………………………..
2. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
38
dụng mạng xã hội trong phạm vi trường THPT ..........................
2.1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học sinh trường
38
THPT ......................………………………………………………..
2.2. Thực trạng nhận thức về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học
40
sinh trường THPT ......................…………………………………..
2.3. Thực trạng nhận thức về trách nhiệm “giữ gìn sự trong sáng của
41
tiếng Việt” của học sinh trường THPT ...........................................
3. Nghiên cứu trường hợp điển hình…………………………………...
42
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁCĐỘNG
48
TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG VIỆT CỦA
GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI……………………………
1. Các giải pháp chung………………………………………………….
48
1.1. Đối với xã hội……………………………………………………….
48
1.2. Đối với các nhà quản lí mạng………………………………………
48
1.3. Đối với nhà trường………………………………………………….
49
1.4. Đối với gia đình……………………………………………………..
50
1.5. Đối với giới trẻ………………………………………………………
51
2. Một số nhóm giải pháp cụ thể……………………………………..…
51
2.1. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động học tập………..…………….
51
2.1.1. Thiết kế bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (sách
51
3
Ngữ văn lớp 12)………………………………………………………….
2.1.2. Thiết kế bài giảng “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản”
54
(sách Tin học lớp 10) ……………………………………………………
2.2. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp……………
57
2.2.1. Tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa thường niên với chủ
57
đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”………………………………
2.2.2. Phát động phong trào viết bảng tin trong lớp học theo chủ đề, chủ
59
điểm……………………………………………………………………….
2.3. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động trên mạng xã hội…………...
62
2.3.1. Tổ chức chương trình hành động “Giữ gìn sự trong sáng của
62
tiếng Việt” trên Facebook………………………………………………..
2.3.2. Phát động cuộc thi viết bài trên Onenote theo chủ đề, chủ điểm….
65
2.3.3. Lập Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”……………..
69
E. THẢO LUẬN…………………………………………………………
72
F. KẾT LUẬN…………………………………………………………...
76
G. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................
78
H. PHỤ LỤC…………………………………………………………….
79
Phụ lục 1: Phiếu điều tra về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học
79
sinh THPT khi sử dụng mạng xã hội (dành cho học sinh)……………….
Phụ lục 2: Phiếu điều tra về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học
sinh THPT khi sử dụng mạng xã hội (dành cho giáo viên)………………
4
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
và các bạn học sinh trường THPT ...................... – ...................... đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo ………………………………. đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn để chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn đến cha mẹ, gia đình và tập thể lớp
...................... đã luôn ở bên cạnh động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học
sinh trung học ……………………….. đã cho chúng tôi cơ hội thể hiện ý tưởng và
thực hiện đam mê.
NHÓM TÁC GIẢ
5
A. TÓM TẮT
Tiếng Việt là một trong những nhân tố không thể thiếu để làm nên đặc thù
và bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, tiếng Việt lại đang có xu
hướng bị mai một. Đi cùng với đó là hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt, đặc biệt trên
các trang mạng xã hội, đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với xã hội hiện đại.
Vì vậy, chúng tôi đã đi tới nghiên cứu đề tài “Thực trạng hiện tượng “tha hóa”
tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và một số giải pháp”.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Tiếng Việt có những chuẩn
mực riêng về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách. Tuy nhiên, trong
quá trình phát triển lại xuất hiện nhiều ngôn ngữ tiếng Việt đi trái lại với tiếng Việt
chuẩn mực và được gọi là tiếng Việt lệch chuẩn. Tiếng Việt lệch chuẩn phát triển
theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực, nhưng chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu xu
hướng thứ hai: xu hướng tiêu cực mà chúng tôi gọi là tiếng Việt bị “tha hóa”. Sự
“tha hóa”được thể hiện tập trung qua các hiện tượng: Hiện tượng nói tục, chửi bậy;
hiện tượng sử dụng tiếng lóng; hiện tượng sính ngoại; hiện tượng chế tác thành
ngữ và hiện tượng sử dụng “ngôn ngữ @”. Những hiện tượng trên đây có lẽ đã
không còn xa lạ bởi nó xuất hiện ngay trong giao tiếp đời thường và đặc biệt tràn
lan trên các trang mạng xã hội, để lại nhiều hậu quả khôn lường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Đầu tiên là do đặc tính của
mạng xã hội: có thể giấu tên khi sử dụng hay chặn nên giới trẻ sẽ thoải mái khi
phát ngôn. Thứ hai là do sự quản lí thiếu chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã
hội. Thứ ba là do tâm lí thích cái mới, thích khám phá của giới trẻ, thích “đua đòi”,
“ăn theo” để thể hiện sự sành điệu của bản thân. Cùng với đó là sự thiếu hiểu biết
về cách sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt, sự “tha hóa” tiếng Việt bắt nguồn từ sự “tha
hóa” về đạo đức và nhân cách con người.
6
Từ đó, nó để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đối với tiếng Việt, hiện
tượng này làm mất đi sự trong sáng vốn có. Đối với gia đình, hiện tượng này gây
không ít hoang mang, lo lắng cho các bậc cha mẹ. Đối với nhà trường, nó để lại
không ít hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc tu dưỡng rèn luyện nề nếp đạo
đức học sinh. Đối với xã hội, “tha hóa” tiếng Việt làm lệch lạc cả một nét văn hóa
mà chúng ta gìn giữ bấy lâu bởi tiếng Việt không chỉ là công cụ giao tiếp, phương
tiện tư duy mà còn là sự kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa của một dân tộc
trong lịch sử phát triển lâu dài. Đặc biệt đối với bản thân người sử dụng, nó dẫn
đến sự lệch lạc trong suy nghĩ, ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức và nhân cách của
họ, khiến họ dần mất đi năng lực cảm thụ tiếng mẹ đẻ.
Chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng của hiện tượng này qua việc phát
phiếu điều tra (500 phiếu), phỏng vấn nhiều đối tượng học sinh độ tuổi THPT
trong phạm vi trường THPT ...................... (20 học sinh và giáo viên) để đưa ra
được những số liệu cụ thể. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nhóm giải pháp cũng
như các chương trình hành động: thiết kế bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt” (sách Ngữ văn lớp 12); thiết kế bài giảng “Bài tập và thực hành 7:
Định dạng văn bản” (sách Tin học lớp 10); tổ chức chương trình hành động ngoại
khóa thường niên với chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”; phát động
phong trào viết các bảng tin trong lớp học theo chủ đề, chủ điểm; phát động cuộc
thi viết bài trên Onenote theo chủ đề, chủ điểm; tổ chức chương trình hành động
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trên Facebook; lập Wordpress với chủ đề
“Tiếng Việt cho mai sau”… nhằm góp phần khắc phục thực trạng trên.
Đề tài chúng tôi nghiên cứu nhằm ứng dụng vào cuộc sống thực tế, qua đó
khẳng định giá trị tiếng Việt, hy vọng sẽ giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực
của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội.
7
B. GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
“Tiế ng Viê ̣t, một biểu hiê ̣n hùng hồ n của sức số ng dân tộc. Nó có những đặc
sắ c của một thứ tiế ng đe ̣p, một thứ tiế ng hay… Chính cái giàu đe ̣p đó đã làm nên
giá tri ̣, bản sắ c, tinh hoa của tiế ng nói non sông, kế t quả của cả một quá trình và
biế t bao công sức dùi mài” (Phạm Văn Đồ ng).
Ngôn ngữ của mô ̣t dân tô ̣c không chỉ là tiế ng nói tâm giao, tỏ bày giữa
người với người, mà còn là nơi đón lấ y những buồ n vui, nỗi niề m, ý tình của triê ̣u
triê ̣u tâm hồ n, in dấ u lên thời gian biế t bao nhiêu thăng trầ m sông núi, ta ̣c vào thế
kỉ biế t bao nhiêu biế n thái tinh vi của tình cảm và đời số ng con người.
“Tiế ng Viê ̣t còn trong mỗi người, người Viê ̣t còn là còn nước non”. Đúng
như lời bài hát của nha ̣c si ̃ Đức Trí, tiế ng Viê ̣t là tiế ng me ̣ thân thương luôn vang
vo ̣ng trong tâm khảm, là suố i nguồ n yêu thương luôn chảy tràn trong huyế t ma ̣ch
của mỗi thế hê ̣ người Viê ̣t, là hồ n cố t làm nên bản sắ c truyề n thố ng văn hoá Viêṭ
Nam.
Vâ ̣y ngày nay, liê ̣u những giá tri ̣ quý báu ấ y của tiế ng nói dân tô ̣c còn đươ ̣c
bảo tồ n và gin
̀ giữ, đă ̣c biê ̣t ở tầ ng lớp giới trẻ ?
Mô ̣t trong những tác nhân khiế n tình tra ̣ng tiế ng Viêṭ dầ n bi ̣ mai mô ̣t ngày
càng trở nên trầ m tro ̣ng hơn chính là sự phát triể n khó kiể m soát của phương tiêṇ
giao tiế p như ma ̣ng xã hô ̣i. Người trẻ sử du ̣ng ngôn từ của riêng mình mà chúng ta
thường go ̣i là “ngôn ngữ tuổ i teen”, “ngôn ngữ @”, thứ ngôn ngữ “không đu ̣ng
hàng”. Chin
́ h loa ̣i ngôn ngữ này đã gây nên sự “biế n da ̣ng” tiế ng Viê ̣t, bào mòn
những nét đep̣ trong ngôn ngữ truyề n thố ng.
Có thể khẳ ng đinh
̣ rằ ng, hiêṇ tươ ̣ng “tha hoá” tiế ng Viêṭ trong giới trẻ khi sử
du ̣ng ma ̣ng xã hô ̣i không phải mô ̣t vấ n đề mới, nhưng luôn là vấ n đề nóng, đáng
quan tâm trong dư luâ ̣n vài năm gầ n đây. Ma ̣ng xã hô ̣i là nơi giúp chia sẻ suy nghi,̃
8
cảm xúc cá nhân, giao lưu kế t ba ̣n và mở rô ̣ng tri thức quen thuô ̣c đố i với ho ̣c sinh
sinh viên. Ho ̣ go ̣i những diễn đàn ma ̣ng là nơi “số ng thâ ̣t với chính mình” bởi sự dễ
daĩ trong phát ngôn, cách thể hiêṇ và cách viế t “chẳ ng giố ng ai”. Cũng chính lí do
này đã khiế n cho “tha hoá” tiế ng Viêṭ trở thành vấ n đề cấ p thiế t với xã hô ̣i hiêṇ
đa ̣i.
Tuy không ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng đế n tình hình kinh tế hay đe doa ̣ trực
tiế p đế n tin
́ h ma ̣ng con người, nhưng về lâu dài, hiêṇ tươ ̣ng tiêu cực này sẽ huỷ
hoa ̣i sự trong sa ̣ch của tiế ng nói dân tô ̣c, ảnh hưởng ma ̣nh mẽ đế n nề n văn hoá
truyề n thố ng nước nhà. Chúng ta cầ n, và phải lâ ̣p tức tìm ra giải pháp khắ c phu ̣c
cũng như ha ̣n chế tố i thiể u những tác ha ̣i do “tha hoá” ngôn ngữ gây ra.
Bên cạnh đó, với mu ̣c đích xây dựng mô hiǹ h “trường học thân thiê ̣n, học
sinh tích cực”, đinh
̣ hướng cho ho ̣c sinh sử du ̣ng tiế ng Viêṭ đúng chuẩ n, phát huy
đươ ̣c giá tri ̣ đe ̣p đẽ của quố c ngữ, chúng tôi đi tới quyế t đinh
̣ thành lâ ̣p đề tài
nghiên cứu: Thực tra ̣ng hiê ̣n tượng “tha hoá” tiế ng Viê ̣t của giới trẻ khi sử dụng
ma ̣ng xã hội và một số giải pháp.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tiếng Việt không chỉ là môt thứ ngôn ngữ đơn thuần mà nó còn mang trong
mình tinh hoa của cả dân tộc. Tuy nhiên, tiếng Việt cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của Interrnet và mạng xã hội, ngày càng trở nên sai lệch, “tha hóa” một cách
tiêu cực. Đã có nhiều bài báo hay những bài tiểu luận ngắn đề cập đến hiện tượng
lệch chuẩn tiếng Việt của giới trẻ. Ví dụ như:
- http://www.tinmoi.vn: “Thành ngữ tuổi teen” có lệch chuẩn tiếng Việt?
- http://vov.vn: Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!
- http://hpu.edu.vn: “Ngôn ngữ @” và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
- http://www.baomoi.com/: Sự trong sáng của tiếng Việt và nguy cơ bị xâm
lăng.
9
-
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-ngon-ngu-cua-gioi-tre-hien-
nay-57634/: Tiểu luận Văn hóa ngôn ngữ trẻ hiện nay.
Tuy nhiên, về hiện tượng “tha hóa” ngôn ngữ của giới trẻ khi sử dụng mạng
xã hội thì chưa có bài nghiên cứu nào, nếu có cũng chỉ đơn thuần là những bài báo
ngắn mang tính chất nêu hiện tượng chứ chưa đề xuất những giải pháp cụ thể. Vì
vậy, việc có những biện pháp ngăn chặn tối ưu là một vấn đề cấp thiết. Cũng chính
vì lí do đó mà nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu sâu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này hướng tới mục đích:
- Tìm hiểu chung về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trong giới trẻ khi sử
dụng mạng xã hội, đặc biệt là học sinh trường THPT .......................
- Đưa ra một số giải pháp tối ưu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện
tượng “tha hóa” tiếng Việt trong giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội, góp phần giữ
gìn nét đẹp trong văn hóa dân tộc.
- Đề xuất một số chương trình tác động giáo dục định hướng về việc sử dụng
tiếng Việt đúng cách dành cho học sinh THPT có biểu hiện làm “tha hóa” tiếng
Việt khi sử dụng mạng xã hội cũng như trong cuộc sống.
4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
dụng mạng xã hội với những biểu hiện cụ thể, nguyên nhân khách quan và chủ
quan, những hậu quả để lại cùng một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng đó.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT ....................... Ngoài ra, chúng tôi còn
mở rộng địa bàn nghiên cứu ra một số trường THPT, trường Đại học trên địa bàn
thành phố .......................
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng sử dụng mạng xã hội từ những người xung quanh,
đặc biệt là giới trẻ học đường.
10
- Tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông như: đài, báo, truyền
hình, internet, các trang mạng xã hội như Twitter, Zing Me, Google Plus,
Instagram, Tumblr, Deviantart, Vozforum.com, Truongton.net, Vnsharing, Flickr,
Cab, Cyworld, Aicoly, Buddy, Go,… đặc biệt là Facebook - mạng xã hội đang được
giới trẻ sử dụng nhiều nhất và tranphu.com - diễn đàn Hiệp hội học sinh liên khóa
của trường THPT ......................, .......................
- Thực hiện các cuộc khảo sát theo quy mô từ nhỏ đến lớn (cụ thể như: điều
tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, phóng vấn trực tiếp,…) đối với:
+ Học sinh, sinh viên độ tuổi từ 15 – 25.
+ Chủ yếu khảo sát trên trang mạng xã hội Facebook, diễn đàn tranphu.com.
6. Ý nghĩa và lợi ích của nghiên cứu
Việc nghiên cứu và tìm ra hướng đi hợp lí định hướng cho giới trẻ trong việc
sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn là rất cần thiết nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ
ý thức gìn giữ bảo vệ, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần giữ gìn nét
đẹp từ lâu đời của dân tộc.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng là cách để nhóm thực hiện chúng
tôi có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân, có hiểu biết sâu hơn về hiện
tượng này để phòng tránh những tác động tiêu cực của nó tới bản thân, bạn bè và
mọi người xung quanh.
Chúng tôi cũng mong muốn những kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ góp
phần làm giảm thiểu được phần nào hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt đang xảy ra
một cách tràn lan và phổ biến trong giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội cũng như
đem đến cho các bạn sự hiểu biết nhất định và ý thức rõ ràng khi sử dụng mạng xã
hội.
11
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan
Trước hết, nhóm sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
(bài báo, tiểu luận, khóa luận,...) để bước đầu có được những nhận định khái quát
về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội:
- Tài liệu về thực trạng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.
- Tài liệu hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trong đời sống.
- Tài liệu hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trên mạng xã hội.
- Tài liệu hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trên mạng xã hội của giới trẻ.
2. Phương pháp khảo sát trên mạng xã hội
- Nhóm điều tra khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Việt bị “tha hóa” của giới
trẻ trên 500 Facebook để từ đó đưa ra được những số liệu nghiên cứu cụ thể về
hiện tượng này.
- Khảo sát trên một số trang mạng xã hội như: “Hội những người thích chửi
bậy”, “Hội những người chửi bậy tứ tung nhưng tôn sùng thánh thiện”,...
- Khảo sát trường hợp điển hình.
3. Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: một số bạn học sinh
- Hình thức phỏng vấn: quay phim, chụp hình, ghi âm, ghi chép (đồng ý giấu
tên, làm mờ mặt nếu người được phỏng vấn yêu cầu).
- Cách thức phỏng vấn: Hỏi trực tiếp; phỏng vấn qua mạng Internet (đảm
bảo thông tin cá nhân được giữ kín).
4. Phương pháp thống kê
- Đối tượng khảo sát: Những học sinh THPT trường THPT ......................
tham gia diễn đàn ……………….. - diễn đàn Hiệp hội học sinh liên khóa của trường
THPT ......................, ...................... có biểu hiện “tha hóa” tiếng Việt.
12
- Hình thức khảo sát:
+ Phỏng vấn trực tiếp Ban Quản Trị của trang web - những người theo dõi
sát sao nhất về mọi hành động, ngôn từ, lời nói,… của các thành viên.
+ Tạo lập nhiều cuộc “chat nhóm”, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 người để theo
dõi phát ngôn của họ khi tham gia mạng xã hội.
5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhóm điều tra đã khảo sát một số lớp trong trường THPT ......................
bằng phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoay quanh về nhu cầu sử dụng mạng
xã hội trong giới trẻ (xem Phụ lục 1). Phiếu điều tra này nhằm để khảo sát về nhu
cầu sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THPT ......................, hiện tượng “tha
hóa” tiếng Việt của học sinh ...................... nói riêng và giới trẻ nói chung; từ đó có
những đánh giá chung và nhận định khái quát về hiện tượng này.
6. Thử nghiệm một số biện pháp tác động
- Nhóm giải pháp dành cho hoạt động học tập:
+ Thiết kế bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (sách Ngữ văn
lớp 12).
+ Thiết kế bài giảng “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách
Tin học lớp 10).
- Nhóm giải pháp dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Tổ chức chương trình hành động ngoại khóa thường niên với chủ đề “Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
+ Phát động phong trào viết bảng tin trong lớp học theo chủ đề, chủ điểm.
- Nhóm giải pháp dành cho hoạt động trên mạng xã hội:
+ Tổ chức chương trình hành động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
trên Facebook.
+Phát động cuộc thi viết bài trên Onenote theo chủ đề, chủ điểm.
+ Lập Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”.
13
D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG VIỆT CỦA GIỚI TRẺ
KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
1. “Tha hóa” tiếng Việt
1.1. Tiếng Việt và chuẩn tiếng Việt
1.1.1. Tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng
Việt ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử, có thời kì các thế lực nước ngoài dùng
tiếng nói và chữ viết nước ngoài làm ngôn ngữ chính thống trong các lĩnh vực
chính trị, ngoại giao, văn hoá,... Tuy nhiên, tiếng Việt không bị đồng hoá mà vẫn
phát triển mạnh mẽ. Sau ngày dân tộc giành độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ
quốc gia chính thức. Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã
hội, được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế,
khoa học, văn hoá, giáo dục,...
1.1.2. Chuẩn tiếng Việt
Các chuẩn mực tiếng Việt được hình thành trong lịch sử lâu dài và được cả
cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận. Các chuẩn mực bao gồm:
- Chuẩn mực về phát âm và chữ viết.
- Chuẩn mực về từ ngữ: Đòi hỏi việc sử dụng từ ngữ phải đạt những yêu cầu
về các phương diện: âm thanh, hình thức cấu tạo, ngữ nghĩa, phong cách,... Chuẩn
mực này đòi hỏi phát triển vốn từ tiếng Việt vừa giàu có, phong phú lại vừa giữ gìn
bản sắc tinh hoa của tiếng Việt, tránh lạm dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện.
- Chuẩn mực về ngữ pháp: Đòi hỏi phải tuân thủ quy tắc cấu tạo từ, cách kết
hợp từ thành các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản.
14
- Chuẩn mực về phong cách: Chuẩn mực này xác định những đặc điểm tất
yếu của việc dùng tiếng Việt trong những lĩnh vực giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp
khác nhau.
1.2. Tiếng Việt lệch chuẩn và các xu hướng lệch chuẩn của tiếng Việt
1.2.1. Tiếng Việt lệch chuẩn
Tiếng Việt đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng từ sự thay
đổi to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới toàn diện. Sự phát triển của nền
kinh tế thị trường cùng với việc mở cửa, hội nhập với thế giới đã tác động mạnh
đến tiếng Việt, gây ra sự lệch chuẩn của tiếng Việt.
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm “chuẩn mực” là gì. “Chuẩn mực” là
những quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định những kiểu hành vi được
chấp nhận được trong một xã hội, chúng cũng được mô tả là các quy tắc mang tính
thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của con người với người khác. Xã
hội lấy “chuẩn mực” làm thước đo cho những điều xung quanh.
Vậy “lệch chuẩn” là những hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của
thước đo“chuẩn mực”. Từ đây, có thể hiểu tiếng Việt “lệch chuẩn” là tiếng Việt
không được sử dụng đúng với kiểu viết truyền thống, với ý nghĩa gốc mà bị thay
đổi không qua một sự kiểm duyệt, kiểm soát nào, mang lại những thay đổi cả tích
cực lẫn tiêu cực.
1.2.2. Các xu hướng lệch chuẩn của tiếng Việt
Tiếng Việt “lệch chuẩn” là tiếng Việt bị biến đổi về hình thức hoặc nội dung
mang lại tác động tích cực và tiêu cực đối với quốc ngữ - niềm tự hào của dân tộc.
Trước hết là sự phát triển theo xu hướng tích cực. Xã hội ngày càng phát
triển, đi cùng với đó là sự mở rộng của vốn từ tiếng Việt. Ông cha ta từ ngày xưa
luôn đi tìm cái mới, cái hay từ ngôn ngữ của nước bạn để làm giàu thêm cho tiếng
Việt. Ví như những từ Hán-Việt vẫn được sử dụng đến tận ngày nay (an ninh, bảo
vệ, kinh tế,…) hay những từ được dịch từ phiên âm tiếng Pháp (xà bông, gác ba
15
ga, cờ lê,…). Đặc biệt, tiếng Anh cũng đang được sử dụng một cách rộng rãi, phổ
biến trong đời sống bởi nó mang lại sự diễn đạt cảm xúc một cách chính xác và
chân thật (love, hate, sorry,..); cũng rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian (ok, fine, bye,
hi,...); đồng thời thể hiện tính sáng tạo, mới mẻ trong giao tiếp (no table – miễn
bàn, know die now – biết chết liền,...). Ngoài ra, còn có một số từ tiếng Anh không
thể thay thế bởi nó thuộc về các lĩnh vực chuyên môn (marketing, cash, PR,...).
Ngày nay, chúng ta thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách thoát ra khỏi
cái nhìn truyền thống, tự tạo ra những từ mới thuần Việt (đàn bà, vợ,
chồng,...).Đây là điều đáng khích lệ và ca ngợi. Nó thể hiện được chí tiến thủ, luôn
thay đổi để phát triển “sánh vai với các cường quốc năm châu” của nhân dân ta.
Tuy nhiên, không phải sự sáng tạo và điều mới mẻ nào cũng tốt. Để có được
những câu, những chữ thật giá trị như hiện nay, tiếng Việt đã phải trải qua biết bao
thăng trầm lịch sử mà các thế hệ trước đã xây dựng, bảo vệ, phát triển, thậm chí là
chiến đấu để giữ lấy. Vì vậy, mất đi quốc ngữ chính là mất đi tự do cao quý của
dân tộc. Ngày nay, bên cạnh việc du nhập cái mới có chọn lọc thì có một nguy cơ
xuất hiện, đó là tiếng Việt đang bị biến đổi, trở nên méo mó, tinh tuý dân tộc
không còn nguyên vẹn mà dần bị hao mòn. Ngôn ngữ truyền thống thay vì được sử
dụng để tạo ra cái hay cái đẹp lại bị làm “lệch” đi, chệch quỹ đạo vốn có tự bao
đời. Thậm chí, tiếng Việt còn bị thay thế bởi những tạp ngôn lẫn lộn tây tàu hoặc bị
mất đi giá trị bởi thứ ngôn ngữ mới được sáng tạo -“ngôn ngữ @” - ngôn ngữ của
giới trẻ.
1.3. Tiếng Việt bị “tha hóa” và tiếng Việt bị “tha hóa” khi sử dụng trên mạng
xã hội
1.3.1. Tiếng Việt bị “tha hóa”
“Tha hóa” là một từ Hán Việt, trong đó “tha” là khác đi, “hóa” là thay đổi.
“Tha hóa” là trở nên khác đi, biến thành cái khác. Nhưng thông thường, người ta
thường hiểu “tha hóa” là sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, làm mọi thứ trở
16
nên xấu đi, gây ảnh hưởng trầm trọng tới đối tượng bị “tha hóa”. Trong phạm vi
bài nghiên cứu, người viết lựa chọn cách hiểu này.
Như vậy, “tha hóa” tiếng Việt là sự đánh mất giá trị, vẻ đẹp vốn có của tiếng
Việt trong quá trình vận động phát triển của nó, làm cho nó thoái triển, có xu
hướng chống lại chính nó trước đây, đi ngược lại quy luật vận động phát triển
thông thường. Nói cách khác, “tha hóa” tiếng Việt chính là tiếng Việt lệch chuẩn
phát triển theo xu hướng tiêu cực.
1.3.2. Tiếng Việt bị “tha hóa” khi sử dụng trên mạng xã hội
Cùng với sự phát triển của thời đại số, tiếng Việt cũng ngày càng phát triển
một cách mạnh mẽ. Nhưng khi được sử dụng trên mạng xã hội, tiếng Việt lại có
những dấu hiệu bị “tha hóa” một cách trầm trọng.
Từ khi xuất hiện trên mạng, tiếng Việt với tư cách là biến thể được sử dụng
khá linh hoạt và có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển. Đó là sử dụng kiểu
trộn mã theo cách trộn các yếu tố tiếng Anh vào câu tiếng Việt hay sử dụng cách
viết tắt từ ngữ tiếng Việt, kết hợp giữa chữ viết với con số. Ngoài ra, tiếng Việt bị
“tha hóa” còn thể hiện qua sự thay đổi con chữ như đổi “i” thành “j”, “b” thành
“p”, “ch” thành “k”,... từ đó dẫn tới việc chế tạo ra những câu thành ngữ vô nghĩa.
Tiếng Việt còn bị “tha hóa” bởi những câu nói tục chửi bậy hay những từ
tiếng lóng được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi, gây khó hiểu cho người
đọc,… Lời nói gió bay nhưng chữ viết trên mạng xã hội thì vẫn lưu lại. Hơn nữa,
mạng xã hội là nơi tự do ngôn luận nên tiếng Việt càng bị “tha hóa”nghiêm trọng
hơn. Vì vậy, nó trở thành những minh chứng điển hình cho hiện tượng tiếng Việt
bị “tha hóa” khi được sử dụng trên mạng xã hội.
2. Biểu hiện của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt
2.1. Hiện tượng nói tục chửi bậy
Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những
câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán
17
gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười, để làm
cho câu chuyện thêm thú vui. Đó cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong
giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên
bàn hoặc lên tường trong lớp học. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi
nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải
nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi
sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng. Ta đã không còn xa lạ với những từ
tục như: “đm”, “mẹ”, “cha”, “đéo”, “vãi”,...hay những câu nói tục như:“Mẹ con
chó”, “Chuẩn con mẹ nó rồi”,...
Mặc dù, một số bạn trẻ sử dụng cách mã hóa một số từ hoặc chữ cái khi nói
tục chửi bậy nhưng về bản chất, nội dung, câu từ vẫn không thay đổi. Ví dụ như:
“f*ck”, “vl”,“đm”, “ vãi”, “ loz”, “vồn”,…
2.2. Hiện tượng sử dụng tiếng lóng
Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một
ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày bởi một nhóm người và
dần dần nó lan rộng ra khắp giới trẻ, trở nên phổ biến, khiến nhiều người từng phải
ví hiện tượng này giống như một cơn bão. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục
đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu.
Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà
mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng. Giới trẻ thường hay dùng tiếng lóng để nói
về những vấn đề mà mình thường gặp phải trong cuộc sống. Đó là những nhận xét,
đánh giá về việc học, về những người xung quanh, về thần tượng,... Khi sử dụng
tiếng lóng, bạn trẻ có cảm giác hợp thời và đúng điệu; có cảm giác mình được chấp
nhận và thuộc vào một nhóm bạn. Mặt khác, sử dụng tiếng lóng đúng lúc, đúng đối
tượng sẽ gây hiệu quả rất cao khi giao tiếp giữa bạn bè với nhau, bởi vì nó cho thấy
sự đồng điệu trong những kinh nghiệm xã hội và cảm xúc giữa những thành viên
trong cùng nhóm bạn. Tiếng lóng có thể là một cách nói tắt đầy hiệu quả để diễn
18
đạt những khái niệm. Nó chia sẻ những kinh nghiệm và cảm xúc một cách ngắn
gọn, mà nếu không có tiếng lóng thì những cảm xúc đó phải được diễn đạt dài
dòng bằng nhiều câu. Sử dụng tiếng lóng mang lại cảm giác vui nhộn, vì tạo ra
tiếng lóng là một quá trình đầy tính sáng tạo và hài hước. Tạo ra tiếng lóng cũng có
thể xem như một hình thức chơi ngôn từ, nghĩa là một cách giải trí đem lại sự thích
thú cho cả đôi bên trong giao tiếp. Ví dụ như:
+ gato: ghen ăn tức ở, ghen tị với người khác
+ chảnh: kênh kiệu, kiêu căng
+ chém gió: nói chuyện phiếm, nói phét, nói khoác.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng lóng một cách tràn lan, tùy tiện trên mạng xã
hội cũng gây phản cảm cho người đọc, đặc biệt đối với cha mẹ, thầy cô; từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả trong giao tiếp. Điển hình như:
+ áo mưa: bao cao su
+ vượt rào: quan hệ trước hôn nhân
+ giải quyết: phá thai
2.3. Hiện tượng sính ngoại
Hiện tượng sính ngoại: là hiện tượng khi nói, viết thường diễn kèm thêm
tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. Việc sử dụng ngôn ngữ sính ngoại cũng
đem đến những hiệu quả nhất định trong giao tiếp, nó không chỉ tiện lợi mà còn thể
hiện sự sáng tạo, mới mẻ (ok, goodbye, no problem,...) nhưng nếu sử dụng tiếng
Anh một cách vô lối, tùy tiện sẽ tạo ra những câu văn pha tạp, gây phản cảm cho
người đọc người nghe. Ví dụ như:
19
2.4. Hiện tượng chế tác thành ngữ
Không chỉ có những chữ cái bị biến đổi, những câu thành ngữ cũng bị các
bạn tuổi teen “xào nấu” thành những câu nói với nội dung khác hoàn toàn so với
nội dung ban đầu. Có thể hiểu, thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố
định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, không thể thay
thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà
thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu
nói hoàn chỉnh.
Việc chế tác thành ngữ của giới trẻ cũng đem lại những câu nói mang tính
giải trí, thể hiện tính sáng tạo của giới trẻ như: “Chán như con gián”, “Buồn như
con chuồn chuồn”, “Tuyệt vời ông mặt trời”, “Ngất ngây con gà tây”,... Tuy
nhiên, lại có nhiều câu thành ngữ được “cải tạo” thành những câu khó hiểu, vô
nghĩa, thể hiện sự lệch lạc về tư tưởng, đạo đức như: “Một con ngựa đau cả tàu
được ăn thêm cỏ”, “Một điều nhịn là chín điều nhục”, “Chết ặc sặc tinh trùng”,…
Hay:
20
“Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con sẽ theo trai
Em út ba gửi dì hai
Để ba có dịp ba qua thăm dì.”
“Chớ chê em xấu, em già
Em đi spa lại, đẹp ra bây giờ”...
2.5. Hiện tượng sử dụng “ngôn ngữ @”
“Ngôn ngữ @” là một loại ngôn ngữ mới phổ biến trong giới trẻ, nó tạo ra
hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới. Hiện nay, việc sử dụng “ngôn ngữ @” đã
không còn mới mẻ, nó xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Đôi khi còn là công cụ để chứng
tỏ đẳng cấp với bạn bè. Cứ trong 100 người trẻ thì có 96 người nhận mình có sử
dụng “ngôn ngữ @”. Theo điều tra, việc sử dụng “ngôn ngữ @” cũng đem lại rất
nhiều lợi ích, nó không chỉ tiện lợi, tiết kiệm trong giao tiếp mà còn giúp người
viết diễn đạt một cách chính xác, chân thật cảm xúc mà mình muốn biểu lộ; đặc
biệt, nó thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ, linh hoạt cũng như cá tính của người viết.
“Ngôn ngữ @” trên mạng rất phong phú. Trước hết, là cách sử dụng kí hiệu,
viết tắt. Ta không xa lạ gì với những câu viết tắt kiểu như:
“2! Hoc han nan ne wa co ui. Hom wa kon lai bi me la. Kon k bit lam ji de
het bun day”, (tạm dịch là: Chào cô. Học hành nặng nề quá cô ơi. Hôm qua con
lại bị mẹ la. Không biết làm gì để hết buồn đây).
Hay là những câu bị “ngôn ngữ @” làm cho méo mó dị dạng khiến câu chữ
đọc lên nghe như tiếng nhõng nhẽo, ngọng nghịu của mấy em bé tập nói: “Thông
béo, thông béo, tui xin kiu gọi các thành viên hãy tích cực hưởng ứng việc đội mũ
bẻo hỉm khi đi ra ngoài đường nghen. Vì seo à? Để bẻo đẻm en tòn dzì cái đầu của
21
mình. Hơn nữa bi giờ cũn nhìu kỉu địp lắm đớ. Nhà tui vừa mở tịm bán mũ bẻo
hỉm. Mong pà kon đìu ủng hộ. Kakaka…”.
Cao siêu hơn gần đây giới trẻ đã cải tiến và cho ra đời loại ngôn ngữ mới:
“Ka^’p ddo^. –doc. –duoc: Cấp độ đọc được.
« K0^’ g4(G’ +)0.k -|)u+0+k »: Cố gắng đọc được.
(Chú giải: C = k, A = 4, Đ = +) hoặc -|), Ư = u+).
“vCl… †|ºCl]\[ †ºCl ]\[ “†Cl/v\ †]†”: Và... hoàn toàn “tậm tịt”.
(Chú giải: V = v, A = Cl, H = †|, O = º, N = ]\[, T = †, M = /v\, I = ])”.
Có thể thấy, hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt đang ngày càng phát triển và
trở thành một vấn đề hết sức lo ngại đối với xã hội, gây hoang mang dư luận. Trên
đây chỉ là một số trong những biểu hiện phức tạp của hiện tượng “tha hóa” tiếng
Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội.
3. Nguyên nhân nảy sinh hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
dụng mạng xã hội
3.1. Đặc tính của mạng xã hội
Do xu hướng đổi mới, sự thay đổi, hội nhập các trào lưu xã hội, cùng
với đó là sự bùng nổ của Internet, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ
ạt tràn vào Việt Nam. Hiện nay, mạng Internet, điện thoại di động đang lan truyền
toàn cầu, từ thành thị tới nông thôn, thậm chí cả vùng sâu vùng xa nữa, nơi nào
không có mạng Internet thì đã có sóng điện thoại di động. Vì vậy, giới trẻ có thể kết
nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, và họ học tập, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất
nhanh. Thứ ngôn ngữ này lan truyền khắp nơi trong giới và tạo nên một làn sóng
mạnh mẽ. Những thứ ngôn ngữ “bị tha hóa” này đã và đang đi quá giới hạn của
tiếng Việt văn hóa hay thậm chí là tiếng Việt bình dân.
Internet bùng nổ kéo theo sự “ra đời” của hàng loạt các trang mạng xã hội
như Facebook, Instagram,… Những trang mạng xã hội này có sức hút lớn đối với
22
giới trẻ bởi những đặc tính riêng hấp dẫn, thú vị của nó. Mạng xã hội có thể được
công nhận là có tốc độ lây lan rất nhanh. Hôm nay có thể chỉ có vài chục người
dùng nhưng ngày mai con số ấy có thể tăng lên đến vài trăm triệu người. Đây là
một điều dễ hiểu bởi để đăng kí một tài khoản sử dụng là điều không khó, các bạn
trẻ khi đăng kí cũng có thể giấu tên, để ẩn các thông tin cá nhân mà vẫn được chấp
nhận và tương tác với mọi người một cách bình thường. Thậm chí, các bạn trẻ có
thể kết bạn với những người nước ngoài hay những người chưa từng biết mặt.
Không những vậy, mạng xã hội còn cho người dùng “quyền” chặn những người
quan trọng như bố mẹ, thầy cô,… Mặt khác, cũng vì số lượng người sử dụng lớn
cùng tốc độ lây lan chóng mặt nên các thông tin cũng được khai thác một cách
nhanh chóng. Bạn chỉ cần ở nhà bên cạnh chiếc máy tính hay điện thoại thông
minh có kết nối Internet là có thể dễ dàng nắm bắt được hết tất cả thông tin ở ngoài
kia, từ việc có những “hotgirl” nào mới nổi cũng đều được đưa lên các trang mạng
xã hội.
Không thể phủ nhận, tốc độ lan truyền thông tin này cũng giúp các bạn trẻ
có thể bắt kịp với cuộc sống vội vàng của xã hội chung. Tuy nhiên, việc thông tin
được đưa đi nhưng không được chọn lọc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức
và tư tưởng của giới trẻ hiện nay. Trong đó, hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt là một
hiện tượng đáng báo động khi ngày càng nhiều bạn trẻ hứng thú với việc làm xấu
tiếng Việt và biến nó trở thành một trào lưu tất yếu.
3.2. Sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội
Về phía gia đình, các bậc phụ huynh còn chưa kiểm soát chặt chẽcon em
mình. Bố mẹ cung cấp cho con em những chiếc máy tính, máy tính xách tay hay
những chiếc điện thoại thông minh… nhưng lại không giám sát, quản lí xem con
mình làm gì trên mạng. Trước mặt bố mẹ, họ có thể là những đứa con ngoan nhưng
23
khi bước lên mạng xã hội, họ lại biến thành một con người khác mà bố mẹ không
ngờ tới.
Không những thế, nhiều gia đình vẫn chưa có sự giáo dục đầy đủ về đạo
đức và định hướng một cách đúng đắn cho con cái. Có nhiều trường hợp
bố mẹ vì mải làm ăn mà bỏ bê con cái giao du với nhiều bạn bè xấu trên mạng
xã hội, trở thành đàn anh đàn chị trên mạng và không tiếc văng ra những câu nói
bậy bạ, làm sai lệch nghiêm trọng tiếng Việt. Mặt khác, trong gia đình, nhiều phụ
huynh cũng sử dụng mạng xã hội nhưng vẫn chưa là tấm gương cho con cái mình
trong nói năng giao tiếp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành
và phát triển ngôn ngữ hàng ngày của con cái.
Về phía nhà trường, vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả trong việc nhắc
nhở, răn đe học sinh có hành vi làm “tha hóa” tiếng Việt. Dù nhiều trường thường
xuyên tổ chức các phong trào như “Nói không với nói tục chửi bậy” , “Làm trong
sạch môi trường văn hóa trong trường học”,… nhưng hầu hết các trường đều chưa
xây dựng những quy chế cụ thể nên chưa giảm thiểu được hiện trạng này. Đồng
thời, mạng xã hội cũng là một môi trường có đặc tính riêng biệt, nhà trường không
thể kiểm soát hết nên khó có thể đưa ra những biện pháp xử lí tối ưu.
Còn ở ngoài xã hội, việc nói tục chửi bậy khá phổ biến nhưng ít người lên án
bởi ai cũng cho rằng đó là do “quen” mồm, coi những ngôn ngữ bị “tha hóa”, những
ngôn ngữ “phản cảm” là “gia vị” tăng ngữ điệu cho câu nói thường ngày, đồng thời
cũng thể hiện được cảm xúc của bản thân.
3.3. Giới trẻ
Xét từ góc độ tâm lí học, tuổi “teen” là lứa tuổi có đặc trưng tâm lí là thích
tìm tòi cái mới, thích khám phá, sáng tạo những thứ lạ lẫm mang đậm dấu ấn cá
nhân riêng của mình.
24
Bên cạnh đó, họ muốn khẳng định mình trước người lớn, muốn mọi người
xung quanh quan tâm, chú ý, hoặc đôi khi họ không muốn người lớn biết nội dung
trao đổi của mình với bạn bè. Không những vậy, cái tôi trong mỗi bạn trẻ ngày
càng trở nên lớn hơn, họ muốn tạo nên“đẳng cấp” của bản thân mình, muốn trở nên
cá tính hơn trong mắt bạn bè. Tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đã ăn sâu vào
giới trẻ hiện nay. Tuổi trẻ còn là tuổi bốc đồng, khó phân biệt được cái nào nên học
và cái nào không nên học. Tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng có khả năng
sáng tạo hay khẳng định mình bằng những xu thế do chính mình tạo ra, vì thế họ
mặc nhiên “ăn theo”, “học tập”, “đua đòi” theo những cái gọi là trào lưu “hot” trên
mạng, không cần biết đấy là ngôn ngữ chuẩn hay không, chỉ cần nó phổ biến trong
giới trẻ thì sẽ được sử dụng rộng rãi. Những bạn trẻ cho rằng đó là một cách chứng
minh mình cũng theo kịp thời đại, thể hiện sự sành điệu của bản thân. Ngoài ra, do
cơ chế “phóng chiếu”, có thể được hiểu là giới trẻ cần giải tỏa những bức xúc, dồn
nén đang gặp phải trong cuộc sống bằng cách nói tục chửi bậy.
Thứ ba, chính việc thiếu hiểu biết về tiếng Việt cũng như cách sử dụng tiếng
Việt cũng dẫn đến hiện tượng ngôn ngữ bị “tha hóa” một cách trầm trọng.
Đặc biệt, chính giới trẻ – đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc
duy trì, phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt – lại đang từng ngày bị đe
dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị và suy cho cùng sự “tha hóa”tiếng Việt bắt
nguồn từ chính sự “tha hóa” đạo đức, nhân cách con người. Theo TS. Trịnh Thu
Tuyết: “Khi sự xuống cấp của nhân cách con người trở thành trào lưu phổ biến
trong xã hội thì đó chính là sự xuống cấp đáng buồn của đạo đức xã hội”.
Tất cả các nguyên nhân trên đều đã ảnh hưởng tới khả năng tự ý thức và tự
đánh giá của giới trẻ, từ đó dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, gây ra
hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trong giới trẻ, đặc biệt khi sử dụng mạng xã hội.
25
4. Hậu quả của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng
xã hội
4.1. Đối với ngôn ngữ tiếng Việt
Có thể nói, hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã
hội đang tồn tại và gây ra rất nhiều những hậu quả khôn lường.
Trước hết, hiện tượng nói tục chửi bậy và hiện tượng sử dụng tiếng lóng trái
với thuần phong mĩ tục đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt về cả nội dung
lẫn hình thức. Tiếng Việt vốn là thứ tiếng vô cùng linh thiêng nhưng giờ đây lại bị
xuyên tạc để sử dụng với những mục đích không đẹp như nhằm xúc phạm, lăng mạ
nhau.
Không những thế, mỗi quốc gia đều có thứ ngôn ngữ riêng nhưng giới trẻ
Việt lại thích “sính ngoại”, sử dụng những thứ tiếng Tây Tàu lẫn lộn để chứng tỏ
trình độ của mình. Tiếng Việt đẹp là thế, đa nghĩa là thế, vậy tại sao trong lời nói
chúng ta phải lồng vào một vài từ nước ngoài? Việc học thêm ngoại ngữ là điều
đáng khích lệ nhưng việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài lại khiến tiếng Việt ngày
bị mất đi vị trí của nó trong cộng đồng quốc tế.
Hơn nữa, giới trẻ hiện nay còn sáng tạo ra thứ “ngôn ngữ @” vô cùng phức
tạp, thậm chí nhố nhăng, chẳng giống ai khiến cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên vô
nghĩa, mất hết giá trị, tinh hoa. Thậm chí, việc làm “tha hoá” tiếng Việt này sẽ dần
làm mất đi bản sắc dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến.
4.2. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội
Đối với gia đình, hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trong giới trẻ khi sử dụng
mạng xã hội gây không ít hoang mang, lo lắng cho các bậc cha mẹ. Nhiều phụ
huynh rất muốn biết con cái nghĩ gì, làm gì để biết cách giáo dục cho chính xác.
Họ cũng rất tích cực tìm hiểu và cố gắng hòa mình vào “ngôn ngữ chat”, “ngôn
ngữ @”. Nhưng hầu hết họ không thể theo kịp trào lưu nói chuyện của “tuổi teen”,
bởi các chữ cái mới, kí tự mới luôn xuất hiện thường xuyên với sự sáng tạo không
26
ngừng nghỉ, cộng thêm tâm lý muốn được tôn trọng, muốn tỏ ra hơn cả người lớn
của các em, không muốn cha mẹ theo dõi gắt gao, khiến khoảng cách và độ lệch
ngôn ngữ giữa các thế hệ lại càng xa và khó dung hòa. Chị Lê Thị Thu Hà khi nói
về “ngôn ngữ chat” đã than phiền rằng: “Nhiều khi đọc những tin nhắn trong điện
thoại của con gái mà không hiểu nó viết gì, càng lo lắng hơn là nó toàn dùng mấy
kí tự khó hiểu đó để hẹn bạn trốn học đi chơi, không thể kiểm soát được”… Không
chỉ khó chịu với lối viết “phá phách” của các 9x, người lớn cũng rất khó chấp nhận
khi thấy những từ tiếng Anh, tiếng Pháp đi kèm với các từ tiếng Việt trong câu.
Mặt khác, con cái cũng có thể chặn (block) tài khoản của bố mẹ mình trên
các trang mạng xã hội. Điều này càng khiến việc kiểm soát con cái trở nên khó
khăn hơn. Đồng thời các bạn trẻ cũng dễ đánh mất nhân cách khi sử dụng ngôn
ngữ bị “tha hóa”.
Ngoài ra, hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt còn xâm lấn vào trong trường học.
Không ít giáo viên phải đau đầu vì dịch những câu “tiếng Việt không ra tiếng Việt”
trong bài làm của các học sinh. Mới đây, cư dân mạng xôn xao vì bài văn của một
học sinh lớp 10G5 Trường Marie Cuire – bạn Bùi Minh Thu. Đề thi là: “Sau khi
chết ở giếng Loa Thành, Trọng Thuỷ đã xuống thuỷ cung và gặp lại Mỵ Châu. Em
hãy tưởng tưởng và kể lại câu chuyện đó”. Bài văn của bạn đã sử dụng khá đầy đủ
và phong phú các kiểu tiếng lóng, kí hiệu rất phổ thông trên mạng xã hội, từ kiểu
giới thiệu rất chuyên nghiệp, phân vai nghiêm chỉnh: “10G5 – Intertaiment xin trân
trọng giới thiệu: Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ phần 2” qua giọng kể của các
nghệ sĩ: Nấm baby, Ngọc lazzy, Lynk zenny, Quân bò sữa, My thạch sùng,…”; đến
các câu văn sử dụng nhiều tiếng lóng đang phổ biến trong giới trẻ như: “Đồ quỷ sứ,
tao là đàn bà phụ nữ hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà
mài dám gọi tao = anh àk, bà lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h”. Và còn
có cả những đoạn hết sức “sáng tạo”: “Khi chỉ đường cho Trọng Thủy gặp Mỵ
Châu, Long Vương nói: “Ngươi đi tới hành lang kia, đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ
27
lung tung,cứ thế là tới được room of Mị Châu”, và“Hai vợ chồng gặp nhau vui
mừng như vừa hack được 100k Vcoi liền xin Long Vương cho đăng ký hộ khẩu
thường trú tại thủy cung và xin được cấp sổ đỏ. Họ mở một cửa hàng Internet quy
mô nhỏ & bán kèm các loại thẻ như: VLTK (võ lâm truyền kì), Audition, thẻ
Mobilephone, Vinaphone & Viettel. Cửa hàng ngày càng phát triển, hai vợ chồng
không còn phải động tay vào việc gì nữa mà để cho oshin làm”.
Hay với đề bài, “Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục
chửi bậy trong học đường hiện nay?”, một học sinh lớp 12 tên là Vũ Hoàng Long
đã có một bài văn khiến nhiều người phải giật mình, choáng váng vì trong bài viết,
nam học sinh đã sử dụng khá nhiều những tiếng lóng thô tục đang rất “thịnh hành”
trong giới trẻ.
Bài văn của bạn học sinh bị điểm 0
Cũng trong bài văn này, bạn Long đã ngang nhiên thừa nhận: “Mình cũng
hay nói bậy lắm”. Và có lẽ để minh chứng cho việc “ai mà chẳng nói tục chửi
bậy”, bạn học sinh này đã dẫn ra những cuộc hội thoại thường ngày nói với bạn bè,
hoặc tưởng tượng ra tình huống chia tay của một đôi nam nữ… Cuối cùng, nam
sinh này kết luận: “Trường hợp nào chúng ta cũng có thể nói bậy. Cơ bản là vì nó
28
ăn sâu vào máu rồi, người nào mà chẳng chửi…”. Trường học vốn là nơi đào tạo
mỗi con người nên nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì sẽ gây ra không ít hậu quả
nghiêm trọng ảnh hưởng đến chính tương lai sau này của các em.
Đối với xã hội, “tha hóa” tiếng Việt làm lệch lạc cả một nét văn hóa mà
chúng ta giữ gìn bấy lâu. Bởi vì tiếng Việt không chỉ là công cụ giao tiếp, phương
tiện của tư duy mà còn là sự kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa của một dân
tộc trong lịch sử phát triển lâu dài. Không những thế, nó còn gây ra không ít những
tiêu cực đến giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, từ đó ảnh hưởng đến
sự phát triển của toàn xã hội.
4.3. Đối với bản thân giới trẻ
Hơn hết, hiện tượng này còn gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân giới trẻ
chúng ta. Trước tiên, nó khiến các bạn trẻ chỉ chạy theo trào lưu, làm mọi cách để
chứng tỏ bản thân sành điệu, theo kịp thời đại mà chểnh mảng việc học hành, dẫn
đến sự lệch lạc trong tư duy, suy nghĩ, ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức và nhân
cách của một bộ phận giới trẻ. Giới trẻ có thể ngồi hàng giờ chỉ để sáng tạo đôi ba
chữ mới độc nhất để khoe với bạn bè nhưng khi người khác đọc vào sẽ chẳng thể
hiểu được nội dung.
Không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà việc sử dụng ngôn từ bừa bãi trên các
trang mạng xã hội cũng phản ánh chính nhân cách của bạn. Có thể trong giao tiếp
đời thường, bạn là một học sinh ngoan ngoãn nhưng chỉ vì vài dòng chữ “lệch
chuẩn” của bạn cũng đủ để mọi người đánh giá về bạn, về gia đình, nhà trường của
bạn.
Thứ hai, đáng lo hơn khi hiện tượng này còn xâm lấn sâu vào chính trong
cuộc sống của giới trẻ ngày nay. Các bạn học sinh dùng một cách thản nhiên “ngôn
ngữ @” hay tiếng lóng và thậm chí là những câu nói tục chửi bậy, những từ ngữ
tục tĩu vào trong giao tiếp hàng ngày. Thậm chí, ngay cả trong lớp cũng có thể chia
phe mà chơi bởi vì “ngôn ngữ chat”. Sự sáng tạo liên tục của các loại ngôn ngữ này
29
khiến những ai không bắt kịp thời đại để hiểu được ngôn ngữ của bạn mình sẽ bị
chê bai, không tìm được tiếng nói chung, cuối cùng sẽ bị bỏ lơ trong các câu
chuyện của nhóm. Nhiều nạn nhân tuổi teen của các loại ngôn ngữ này đã than
phiền rằng: “Mình teen đây mà nhìu lúc chat cũng chả hiểu đc mấy em viết gì…
khổ thế đấy…” (trích bạn $een♣ n0lo√e từ lesking.com.vn). Dùng nhiều thành
quen, khi bước vào những kì thi lớn trong cuộc đời, nhiều bạn cũng mang ngôn
ngữ mạng vào bài thi. Trên thực tế, các cuộc khảo sát cho thấy có khoảng 6% các
bạn trong lớp ghi nhầm “ngôn ngữ chat” vào bài thi dẫn đến điểm bị trừ. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của bạn – những mầm non đất nước.
Thứ ba, việc sử dụng các loại ngôn ngữ này còn tạo cho các bạn học sinh
thói quen lười suy nghĩ, không chịu tìm lời hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị
tốt đẹp của tiếng Việt, dần mất đi năng lực cảm thụ tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó, nó
còn khiến các bạn trẻ phát âm sai rồi viết sai chính tả và không biết cách sử dụng
đúng. Nếu cứ để các bạn trẻ chạy theo thói quen hiểu biết sai lệch, qua loa, sử dụng
tiếng Việt một cách bừa bãi, lộn xộn để rồi dẫn đến hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt
thì trong việc làm và sinh hoạt của các bạn cũng sẽ dễ dàng trượt theo sự hời hợt
đơn giản ấy.
30
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG “THA HÓA”
TIẾNG VIỆT CỦA GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng
xã hội
1.1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi tham gia các
diễn đàn
Diễn đàn điện tử (forum) vốn được biết đến như là một website - nơi mọi
người có thể trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các
vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Nhưng khác với các trang
mạng xã hội như Facebook, Instagram,… trên các diễn đàn là hình thức thảo luận
không trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo luận của mình lên diễn đàn nhưng có khi
không được trả lời ngay lập tức mà phải vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau
mới có người trả lời vấn đề của bạn.
Tuy nhiên, ngày nay, các bạn trẻ đăng kí tài khoản trên các diễn đạt không
chỉ để bàn luận, trao đổi ý kiến thông thường mà còn để tranh luận về nhiều vấn đề
như chuyện thần tượng, tình cảm, “hotgirl” này “hotboy” kia,… nhưng lại bằng
một ngôn ngữ “tha hóa” trầm trọng.
31
Các bình luận trên diễn đàn
Trên đây là các bình luận các bạn trẻ sử dụng những ngôn ngữ đáng sợ để
tranh cãi về thần tượng Hàn Quốc của mình.Thậm chí, các bạn trẻ còn chia sẻ một
cách công khai lên trên các diễn đàn cái gọi là “cẩm nang” chửi bậy:
32
Một diễn đàn trên mạng xã hội
Dường như, các diễn đàn bây giờ không đơn giản là nơi các bạn làm quen,
giúp đỡ nhau nữa mà nó được lập ra một cách tràn lan để các bạn trẻ thỏa sức chửi,
văng tục. Ngày trước, nhắc đến diễn đàn là ta nhớ ngay đến nhưng đề Toán, Văn,
Hóa, Anh… khó được hỏi, thắc mắc thì bây giờ, thứ mà ta bắt gặp nhiều hơn cả ở
các diễn đàn là những chủ đề (topic) về thần tượng hay chuyện trò chơi điện tử…
Tuy các diễn đàn này không được sử dụng rộng rãi ở giới trẻ bằng các trang mạng
cá nhân nhưng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trên các diễn đàn vẫn là một hiện
tượng đáng báo động mà chúng ta không thể bỏ qua.
1.2. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng
cá nhân
Chúng ta không chỉ bắt gặp hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi
tham gia các diễn đàn mà hiện tượng này đặc biệt còn biểu hiện rõ nét qua các
33
trang mạng cá nhân. Hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt xuất hiện trên các trang mạng
xã hội đơn giản ngay từ tên người dùng với những cái tên “tha hóa” như: Xà Lỏn
Luôn Luôn Lỏng, Chim Sun Sun,Mooc Cu Ra Đốp,...
Tên Facebook của giới trẻ
Hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt còn thể hiện ở những thông tin cá nhân của
giới trẻ. Ngoài việc khai sai các thông tin về tuổi tác, nghề nghiệp, nơi ở,... các bạn
trẻ còn viết các thông tin dưới dạng “ngôn ngữ @” hay ngôn ngữ sính ngoại, viết
tắt.
Đặc biệt, các trạng thái cập nhập hàng ngày được giới trẻ sử dụng rất nhiều
các loại ngôn ngữ tiếng Việt bị “tha hóa” như tiếng lóng, thành ngữ, ngôn ngữ sính
ngoại, “ngôn ngữ @”, các từ bậy,... gây phản cảm cho người đọc.
34
Một trạng thái (status) chửi bậy trên Facebook
Nói tục chửi bậy không phải là một hiện tượng mới nhưng dường như chưa
bao giờ giới trẻ lại nói tục chửi bậy nhiều như hiện nay, nónhư một thứ “gia vị”
cho câu chuyện của các bạn. Vì vậy, nói tục chửi bậy không còn xa lạ mà nó “gần
gũi” với mạng xã hội và trở thành điều quá bình thường.
35
Một trạng thái (status) chửi bậy trên Facebook
Trên đây là trạng thái (status) của một bạn trẻ dùng Facebook khi bình luận
về một bộ phim mới nổi, trong đó, bạn đã sử dụng khá nhiều từ tục dù đã được đã
được mã hóa. Đây mới chỉ là một trong những ví dụ về hiện tượng nói tục chửi bậy
của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội, nó không chỉ thể hiện sự “tha hóa” tiếng Việt
một cách trầm trọng mà còn thể hiện cả sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ
phận giới trẻ.
Trên các trạng thái cập nhật hàng ngày, tiếng lóng cũng được giới trẻ sử
dụng một cách tràn lan với những từ ngữ mang nội dung phản cảm. Các bạn đã
biến những từ tiếng Việt hay, đẹp thành những từ mang nội dung không lành
mạnh, khiến nó ngày càng được lan truyền một cách rộng rãi trên các trang mạng.
36
37
Một trạng thái (status) sính ngoại trên Facebook
Trong ví dụ trên, người dùng đã đệm, chen thêm rất nhiều từ tiếng Anh,
trong khi các từ đó đều có thể hoàn toàn thay bằng tiếng Việt và nó cho thấy một
hiện tượng phổ biến trong giới trẻ.
“Ngôn ngữ @” cũng rất phong phú và được giới trẻ sử dụng một cách
thường xuyên. Nó có thể là sự kết hợp giữa chữ cái và số, hay là thay đổi các dấu
mũ, dấu thanh, con chữ một cách ngắn gọn nhất, đặc biệt là việc thay đổi hoàn toàn
chữ cái thành những kí tự riêng mà không phải ai đọc cũng hiểu được.
38
Một trạng thái (status) sử dụng “ngôn ngữ @” trên Facebook
Ngoài các trạng thái hàng ngày, các bình luận cũng được giới trẻ sử dụng rất
nhiều các ngôn ngữ bị “tha hóa”.
39
Bình luận chửi bậy trên Facebook
Dường như, ở bất cứ đâu trên các trang mạng cá nhân đều được giới trẻ sử
dụng các ngôn ngữ tiếng Việt bị “tha hóa” gây phản cảm cho người đọc, nó thể
hiện sự xuống cấp về đạo đức của người dùng. Tuy nhiên, càng đáng phê phán hơn
trước thực trạng các trạng thái hàng ngày, các bình luận dù sử dụng rất nhiều các từ
lóng, từ bậy nhưng vẫn thu hút được một số lượng người thích rất lớn. Nó như một
hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta về sự “tha hóa” trầm trọng của tiếng Việt
cũng như thái độ của giới trẻ trước thực trạng này.
40
41
Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt
của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội nhưng nó cũng phản ánh được phần nào thực
trạng hiện tượng này.
2. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng
xã hội trong phạm vi trường THPT ......................
Trường THPT ...................... được thành lập năm …………….. trên địa
điểm và cơ sở vật chất của trường ………………………. với đội ngũ giáo viên từ
nhiều trường trong thành phố quy tụ về, trên cơ sở các lớp chuyên từ các trường
THPT ………………………. Trường luôn luôn là đơn vị vững mạnh toàn diện,
chất lượng giáo dục dẫn đầu toàn thành phố và là một trong những trường THPT
đứng đầu cả nước trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hàng năm, học sinh nhà trường đỗ tốt nghiệp đạt 100% với tỉ lệ đỗ loại giỏi
rất cao. Những năm gần đây, tỉ lệ thi đỗ đại học đạt trên 95% với nhiều thủ khoa
và á khoa. 100% học sinh nhà trường xếp loại hạnh kiểm khá - tốt, không có học
sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu. Trường THPT ...................... là một
trong số ít những trường có số học sinh đạt giải Quốc tế cao nhất toàn quốc và là
tỉnh thành phố duy nhất 20 năm liền có học sinh đạt giải Quốc tế.
Năm học 2014-2015, trường THPT ...................... có 45 lớp với trên 1700
học sinh ưu tú và toàn diện. Đó là những học sinh được tuyển chọn một cách
nghiêm túc và khắt khe từ khắp thành phố. Không những học giỏi, học sinh
trường Trần Phú còn rất sáng tạo, năng động, hay tham gia các trang mạng xã hội
để cập nhập các tin tức. Từ đó, chúng tôi có thể kháo sát hiện tượng “tha hóa”
tiếng Việt ở nhiều diện học sinh tại trường.
2.1. Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học sinh trường THPT
......................
Nhóm điều tra đã tiến hành khảo sát 500 học sinh trong trường THPT
...................... bằng việc phát phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoay quanh
42
về nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ, thực trạng hiện tượng “tha hóa”
tiếng Việt trong giới trẻ khi tham gia mạng xã hội cũng như những quan điểm,
cách suy nghĩ của các bạn học sinh trường THPT ...................... về vấn đề này
(xem Phụ lục 1). Qua khảo sát học sinh trường THPT ......................, chúng tôi
muốn đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của
học sinh THPT ở ...................... nói riêng cũng như học sinh THPT trên cả nước
nói chung khi sử dụng các trang mạng xã hội.
Theo thống kê từ cuộc điều tra tại trường THPT ......................, 100% các
bạn học sinh đều sử dụng mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội, có đến 11% học
sinh khẳng định mình thường xuyên nói tục chửi bậy, sử dụng tiếng lóng hay
“ngôn ngữ @”. 49% khẳng định mình ít sử dụng. Có 40% tự tin khẳng định mình
không hề có hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt khi tham gia mạng xã hội. Tuy nhiên,
con số này có hoàn toàn trung thực không cũng là một vấn đề nan giải.
Những số liệu trên như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta về hiện
tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội.
Có
Không
Ít sử dụng
11%
49%
40%
Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng tiếng Việt “tha hóa”
của học sinh THPT ......................
43
2.2. Thực trạng nhận thức về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của học sinh
trường THPT ......................
Trước thực trạng trên, học sinh Trường THPT ...................... nhận thức như
thế nào? Khi khảo sát về thái độ của học sinh đối với việc giới trẻ sử dụng tiếng
Việt “bị biến đổi” thì có 17% trả lời đây là một hiện tượng tích cực. Con số này
cho thấy sự nhận thức lệch lạc của các bạn học sinh về hiện tượng này. Dù đây có
thể chỉ là một câu trả lời vui đùa khi được hỏi nhưng nó cũng cho thấy thái độ
thách thức của các bạn học sinh. Có 61% trả lời đây là hiện tượng tiêu cực. Như
vậy, phần lớn các bạn học sinh đều nhận thức đây là một hiện tượng rất đáng phê
phán. Có15% trả lời là không biết và 7% trả lời đây là hiện tượng vừa tích cực vừa
tiêu cực. Họ cho rằng nó tích cực vì việc biến đổi sẽ làm tiếng Việt ngắn gọn hơn
và tiết kiệm thời gian khi viết hơn. Tiêu cực vì nó làm người đọc khó hiểu. Tuy
nhiên, con số 7% lại phản ánh một thực tế nhiều người sử dụng tiếng Việt “bị biến
đổi” không xác định được đây là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, còn con số 15%
thể hiện một thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm đến thực trạng này của học sinh.
Khảo sát về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt thì nguyên
nhân là do sử dụng theo trào lưu trên các trang mạng xã hội hoặc ảnh hưởng từ
những người xung quanh chiếm 332 phiếu. Thứ hai là do muốn giải tỏa cảm xúc
với 300 phiếu. Thứ ba là do thói quen với 273 phiếu. Thứ tư là do tâm lí luôn thích
cái mới, muốn thể hiện bản thân, muốn trở nên nổi bật với 252 phiếu. Ngoài ra, do
các bạn tự thấy hay thì dùng, nghĩ gì nói đấy, không gò bó với 246 phiếu. Cuối
cùng, nguyên nhân được chọn ít nhất: do chưa có sự giáo dục kiểm soát đầy đủ từ
gia đình, nhà trường, xã hội. Như vậy, các bạn học sinh cũng đã nhận thức được
những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên.
44
425
340
332
255
273
300
246
170
221
85
0
Do thói quen
Sử dụng theo trào lưu
Tự thấy hay thì dùng, nghĩ gì nói đấy, không gò bó
Biểu đồ thể hiện nguyên nhân dẫn đến hiện tượng“tha hóa” tiếng Việt
của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội
2.3. Thực trạng nhận thức về trách nhiệm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt” trong học sinh trường THPT ......................
Cũng theo số liệu thống kê từ cuộc điều tra, khi được hỏi về mức độ hứng
thú với việc rèn luyện để có được tiếng Việt chuẩn mực khi sử dụng mạng xã hội
của học sinh thì có 35% trả lời là thích. Có thể thấy, các bạn học sinh cũng đã phần
nào ý thức được về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
Ngoài ra, 50% trả lời là bình thường và 15% trả lời là không thích. Con số
50% thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm của các bạn học sinh đối với tiếng Việt
cũng như tầm quan trọng của tiếng Việt trong cuộc sống của chúng ta. Còn con số
15% lại cho thấy một thái độ đáng phê phán về sự thiếu trách nhiệm của học sinh
trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt, nó thể hiện sự xuống cấp về đạo đức
của học sinh. Từ đó, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục thực
trạng trên.
45
0
15%
35%
Thích
Bình thường
Không thích
50%
Biểu đồ thể hiện nhận thức về trách nhiệm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
trong học sinh trường THPT ......................
2. Nghiên cứu trường hợp điển hình
Nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một rường họp điển hình đó là
Facebook: Lương Thu Thảo. Chúng tôi điều tra cụ thể facebook này chủ yếu vào
khoảng thời gian từ ngày 10/12/2014 đến ngày 10/1/2014. Sau một tháng điều tra
như trên, chúng tôi đã thu được kết quả:
Thảo thực chất là một học sinh ngoan ở trường, tuy thành tích học tập không
tốt nhưng Thảo ít khi gây sự với bạn bè hay có thái độ sai trái với các thầy cô. Ở
nhà, Thảo thậm chí còn là một đứa con gái ngoan ngoãn, giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Nhưng khi tham gia trang mạng Facebook, Thảo trở thành con người khác hẳn.
Thảo thường xuyên cập nhật những trạng thái với những từ ngữ chửi bậy:
46
Trạng thái của Lương Thu Thảo trên Facebook
Không những thế, Thảo còn sử dụng tiếng lóng với những cụm từ như
“f*ck”, “đm”,… nhưng lại không hề dùng kí tự để mã hóa:
47
48
Các trạng thái sử dụng tiếng lóng của Thảo
Bên cạnh đó, “ngôn ngữ @” cũng không thể thiếu trên tường nhà Thảo. Với
ngôn ngữ này, Thảo khiến mọi người không thể hiểu mình đang viết gì.
49
“Ngôn ngữ @” được sử dụng tràn lan
50
Tuy học tiếng Anh không được khá nhưng Thảo vẫn tự tin viết tiếng Anh
xen vào những từ ngữ tiếng Việt. Tuy đã được góp ý nhưng Thảo vẫn không chịu
sửa đổi, thâm chí lại còn chửi bạn.
Ngôn ngữ sính ngoại của Thảo
Như các bạn đã thấy, Thảo đã hoàn toàn bị “tha hóa” về mặt ngôn ngữ với
đầy đủ những biểu hiện trên. Trường hợp này cần những biện pháp xử lí ngay để
tránh bị ảnh hưởng tới nhân cách sau này.
51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG VIỆT
CỦA GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
1. Các giải pháp chung
Hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt khi sử dụng mạng xã hội là một hiện tượng
nghiêm trọng và khó kiểm soát nên cần áp dụng cùng một lúc nhiều biện pháp cụ
thể, cả trước mắt và lâu dàiđể thay đổi, hạn chế hiện tượng này. Các biện pháp mà
chúng tôi đề ra không thể thực hiện và đạt kết quả trong “một sớm một chiều”
được mà phải thực hiện một cách đồng bộ, “mưa dầm thấm lâu”, cũng như cần sự
quan tâm giúp đỡ từ phía thành phố, nhà trường, gia đình và quan trọng nhất là ý
thức của các bạn học sinh.
1.1. Đối với xã hội
- Có những chương trình tuyên truyền, giáo dục giới trẻ về việc sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt đúng cách.
- Tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật với chủ đề, nội dung nhằm
ca ngợi văn hóa, tinh chất của quê hương, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc thiêng liêng
– tiếng Việt.
- Cần đưa ra bộ luật ngôn ngữ bởi cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng và
ban hành nhiều bộ luật song trong lĩnh vực hoạt động và sử dụng ngôn ngữ hiện
đại vẫn chưa có luật ngôn ngữ. Trong khi đó, nhiều vấn đề về ngôn ngữ cần được
luật hóa để một mặt tạo ra sự thống nhất và mặt khác giúp cho việc bảo vệ và phát
triển tiếng Việt.
1.2. Đối với các nhà quản lý mạng
- Tiến hành đưa ra những quy định trong việc sử dụng mạng xã hội ở Việt
Nam. Cụ thể như: người sử dụng mạng xã hội phải từ 15 tuổi trở lên với tài khoản
52
email cùng thông tin cá nhân rõ ràng, không cho phép hiển thị trên các trang mạng
xã hội những nội dung không thích hợp, ngôn từ phản cảm (đặc biệt khi để chế độ
công cộng - Public), phạt tiền, cắt mạng đối với những đối tượng có thái độ, hành
vi thái quá,…
- Tiến hành làm việc với các nhà mạng địa phương như Vinaphone, Viettel,
Mobiphone,… để tìm hiểu, thống kê, nắm bắt tình trạng sử dụng mạng xã hội hiện
nay cũng như văn hóa mạng, ngôn ngữ mạng của giới trẻ.
- Xóa bỏ các bình luận, bài viết có sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bị “tha hóa”
hay tiếng Việt không dấu trên các diễn đàn công khai bằng bộ lọc ngôn ngữ (hiện
nay đã được sử dụng nhưng còn chưa phổ biến).
- Sử dụng phần mềm V2V (dịch tiếng Việt sang tiếng Việt) để giải mã “ngôn
ngữ @”.
1.3. Đối với nhà trường
- Thường xuyên phát động các phong trào như “Nói không với nói tục chửi
bậy”, “Làm sạch Văn hóa trong trường học”,… và khuyến khích học sinh tham
gia.
- Thiết lập những bảng theo dõi, đánh giá thi đua về đạo đức của học sinh
hàng tháng. Có biện pháp nhắc nhở, răn đe, phạt với những trường hợp có hành vi
làm “tha hóa”, bôi nhọ tiếng Việt trong giao tiếp và đặc biệt là trên các trang mạng
xã hội.
- Cần có những chương trình giáo dục định hướng cụ thể cho những học
sinh đã, đang và có nguy cơ làm “tha hóa” tiếng Việt. Ví dụ như tổ chức những
chương trình ngoại khóa tìm hiểu về chuyên đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt” cho học sinh toàn trường,…
53
- Trên các trang mạng của trường cần có sự quản lí chặt chẽ của giáo viên,
đặc biệt là Facebook:
1. Tuyệt đối không nói tục chửi bậy, kể cả bằng những những từ viết tắt, ví dụ như
đm, vcl, loz,…phải sử dụng những ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
2. Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai.
3. Chỉ like status khi đã đọc kĩ nội dung của nó.
4. Tuyệt đối không để bạn bè hiểu lầm khi đọc status, bởi vậy viết status phải rõ
ràng.
1.4. Đối với gia đình
- Bố mẹ trước hết phải là tấm gương sáng trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày để con cái có thể noi theo, học tập và có ý thức về lời nói của mình.
- Gia đình phải có những biện pháp để sát sao, kiểm soát con cái của mình
khi sử dụng các trang mạng xã hội.
- Có định hướng đúng đắn trong việc giáo dục đầy đủ về đạo đức cho con
cái; chỉ rõ mặt tốt - xấu; trái - phải của mạng xã hội cho con em mình để có những
điều chỉnh hợp lí trong cư xử, giao tiếp, sử dụng ngôn từ chính xác.
1.5. Đối với giới trẻ
- Nhận thức được những tác động tiêu cực của hiện tượng “tha hóa” tiếng
Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và vai trò của tiếng Việt.
- Tích cực trau dồi vốn tiếng Việt của bản thân.
- Có ý thức tránh xa các trào lưu ngôn ngữ xấu.
Các biện pháp chúng tôi đề ra đều cần thiết bởi hiện tượng “tha hóa” tiếng
Việt nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nhất
là đối với các bạn học sinh THPT ở độ tuổi 15-18. Và nó cần phải thực hiện một
54
cách đồng bộ và có sự kết hợp, liên minh chặt chẽ giữa các biện pháp ấy. Khi thực
hiện được những điều này thì hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt trong học sinh THPT
khi sử dụng mạng xã hội chắc chắn sẽ được đẩy lùi và khắc phục.
2. Một số giải pháp cụ thể
2.1. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động học tập
2.1.1. Thiết kế bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (sách Ngữ văn lớp
12)
Tiếng Việt đến với học sinh một cách nhanh nhất, chính xác và cụ thể nhất
là qua các bài học trên lớp. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy bài học “Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (sách Ngữ văn lớp 12) theo phương pháp mới.
Cụ thể như sau:
Lớp sẽ có nhóm gồm năm bạn cùng nhau thiết kế một chương trình giáo án
với chủ đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo mô hình:
- Thời gian: 45 phút (một tiết học).
- Địa điểm: lớp học.
- Ban tổ chức: Giáo viên bộ môn Văn và nhóm tổ chức (năm bạn nêu trên).
- Ban giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Văn cùng một số
thầy cô giáo khách mời trong tổ Ngữ văn.
- Cách thức tổ chức: Lớp chia làm ba nhóm có bầu nhóm trưởng và đặt tên
cho nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát một cờ và một bảng để tham gia các trò chơi
của ban tổ chức.
- Nội dung:
STT
NỘI DUNG
55
Thi “Hỏi nhanh đáp gọn” theo phương pháp tia chớp: Mỗi nhóm sẽ được
phát cờ và khi nghe xong câu hỏi, đội nào phất cờ nhanh nhất sẽ giành cơ hội
1.
trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Các câu hỏi sẽ được đưa ra
dưới dạng điền từ vào chỗ trống hoặc phân biệt những từ đúng, sai chính tả.
Ví dụ: Điền từ vào chỗ trống: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây…..”
Bài thi tình huống: Người điều hành trò chơi sẽ đọc tình huống cùng các
từ ngữ phù hợp để sử dụng trong tình huống dưới dạngđáp án A, B, C. Mỗi
nhóm sẽ được phát bảng và khi nghe xong câu hỏi sẽ viết đáp án A, B hoặc C
lên bảng của nhóm mình. Khi hết thời gian quy định, cả ba nhóm sẽ cùng
giơ bảng để so kết quả với đáp án của ban tổ chức. Mỗi đáp án đúng sẽ được
2.
20 điểm.
Ví dụ: Cho tình huống: “Từ nào phù hợp khi nói về điểm yếu kém của con
người?”:
A. Nhược điểm
B. Trọng điểm
C. Ưu điểm
Trò chơi ô chữ: Các nhóm sẽ giải các câu hỏi để mở các ô chữ hàng ngang
3.
và một ô chữ hàng dọc. Mỗi nhóm sẽ giành quyền trả lời bằng cách phất cờ.
Với mỗi ô chữ hàng ngang sẽ được 10 điểm, với ô chữ hàng dọc sẽ được
30 điểm.
4.
Thi hùng biện: Sẽ có ba chủ đề được Ban tổ chức đưa ra. Nhóm có số điểm
cao nhất sẽ được ưu tiên chọn chủ đề trước, sau đó lànhóm có số
56
điểm đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3. Qua vòng thi này, Ban giám khảo sẽ
chấm điểm và chọn ra đội chiến thắng để nhận phần quà của Ban tổ chức.
Ví dụ: Các chủ đề đưa ra sẽ liên quan đến tiếng Việt như:
+ Chủ đề 1: “Tiếng Việt đẹp trong ngôn ngữ thơ ca”.
+ Chủ đề 2: “Tiếng Việt đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống”.
+ Chủ đề 3: “Tiếng việt và vai trò của việc giữ gìn tiếng Việt”.
Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm tổng kết và thông báo kết quả. Nhóm
5.
nào được giải nhất sẽ được thưởng bộ sách Lời hay ý đẹp.
2.1.2. Thiết kế bài giảng “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách Tin
học lớp 10)
- Thời gian: 45 phút (một tiết học).
- Địa điểm: phòng thực hành Tin
STT
NỘI DUNG
Mục đích, yêu cầu
1.
- Áp dụng được các thuộc tính định dạng văn bản đơn giản;
- Luyện kĩ năng gõ tiếng Việt.
Tiến trình dạy học
2.
* Ổn định lớp học: 2 phút (trước mỗi tiết 1 phút).
* Hoạt động 1: Gõ, định dạng văn bản theo mẫu và sửa các lỗi sai trong văn
bản.
57
- Kiến thức, kĩ năng cần đạt:
+ Tạo được tệp văn bản mới.
+ Nhập được văn bản vào tệp.
+ Thực hiện định dạng kí tự và đoạn văn.
+ Phát hiện và sửa dược các lỗi sai chính tả.
+ Lưu được văn bản.
- Phương tiện dạy học:
+ Máy tính để học sinh thực hành.
+ Máy chiếu để giới thiệu nội dung.
+ Văn bản mẫu để học sinh quan sát và đối chiếu.
- Phương pháp dạy: Thực hành.
- Nội dung:
+ GV: Chiếu văn bản mẫu để hướng đích cho học sinh khi thực hành.
+ HS: Quan sát để biết nhiệm vụ thực hành.
+ GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành.
1. Khỏi động Word và tạo tệp văn bản mới.
2. Nhập nội dung văn bản.
3. Phát hiện các lỗi sai chính tả, lỗi viết tắt, lỗi đánh máy và sửa lại cho đúng:
Văn bản mẫu
Động Phong Nha
Dấu mình trong núi đá vôi, nằm trong khu rừng nguyên xinh kẻ bàng, được
che bởi những cánh rừng nhiệt đới,động phong nha có 1 hệ thống hang động
58
thật lộng lẫy với con song ngầm được xác định là dài nhất thế giới. động
phong nha đc đánh dá là động vào loài dài và đẹp nhất không chỉ trong khu
vực mà còn trên thế giới. Phong nha đã đc unesco công nhận là di xản thiên
nhiên thế giới.
+ HS: Thực hành.
+ GV: Chữa bài. Chọn một bài hoàn thành xong sớm, trình bày đẹp để tuyên
dương trước lớp và thưởng điểm cho học sinh.
Giấu mình trong núi đá vôi, nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng, được
che bởi những cánh rừng nhiệt đới, động Phong Nha có một hệ thống hang
động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Động Phong Nha được đánh giá là động vào loại dài và đẹp nhất không chỉ
trong khu vực mà còn trên thế giới. Phong Nha đã được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới.
* Hoạt động 2: Trò chơi.
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên sẽ phát cho mỗi nhóm một văn bản mẫu giống nhau. Mỗi nhóm
cử ra một bạn (A) để đọc văn bản cho các bạn còn lại đánh máy và 2 nhóm sẽ
đổi bạn A cho nhau. Mỗi bạn sẽ được nghe và đánh lại một câu trong văn bản
mà A đã đọc. Mỗi bạn sẽ được một lần đánh máy. Trò chơi kết thúc khi các
bạn trong nhóm lần lượt đánh máy xong.
- Yêu cầu:
+ Các bạn phải gõ đúng chính tả, phải viết hoa các tên riêng, không mắc các
lỗi đánh máy, sau khi nghe hết câu mà bạn A đọc mới được gõ.
+ Bạn A khi đọc không được phát âm rõ các âm“l,n, d, r, gi” hoặc có thể
59
phát âm sai.
- Trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ kiểm tra từng nhóm: nếu nhóm nào có ít lỗi
sai nhất sẽ chiến thắng.
- Phần thưởng:
+ Cả 2 nhóm đều được giáo viên tặng quà.
+ Nhóm thua sẽ bị phạt chơi trò chơi, nội dung trò chơi do nhóm thắng quyết
định.
- Tổng kết lại bài học.
3.
- Hướng dẫn học ở nhà cho học sinh.
2.2. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động ngoại khóa
2.1.1 Tổ chức chương trình hành động ngoại khóa thường niên với chủ đề
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
Như các bạn đã biết, cách thể hiện tiếng Việt sống động nhất là qua thơ và
nhạc. Cũng vì lí do này mà các chương trình hoạt động ngoại khóa cần thường
xuyên được tổ chức nhằm bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt theo cách tự nhiên và
thú vị nhất. Nội dung cụ thể của mỗi chương trình như sau:
- Thời gian: 02 lần/ 01 năm vào 02 tiết thứ hai đầu tuần.
- Địa điểm: sân trường THPT .......................
- Thành phần tham gia: + Ban giám hiệu nhà trường
+ Các thầy cô giáo chủ nhiệm
+ Học sinh toàn trường.
- Ban tổ chức: Đoàn trường, học sinh khối Văn.
60
- Nội dung chương trình:
STT
NỘI DUNG
Văn nghệ chào mừng
- Thơ ca tiếng Việt:
+ Hát múa:“Tiếng Việt”, nhạc: Lê Tâm, thơ: Lưu Quang Vũ
(có trình chiếu tranh vẽ).
1
+ Ngâm thơ: Bài “Nằm trong tiếng nói” – Huy Cận.
- Tôi yêu nước Việt:
+ Bài hát: “Tôi yêu Việt Nam”
+ Bài hát: “Quê hương Việt Nam”
Chuẩn bị: Chia học sinh thành 3 đội ứng với 3 khối: Tự nhiên,
Xã hội, Ngoại ngữ. Mỗi khối sẽ cử 6 thành viên tham gia.
Mỗi đội sẽ trải qua 4 vòng thi, sau 4 vòng đội nào có số điểm cao
2.
nhất sẽ là đội chiến thắng và được nhận phần thưởng từ chương
trình.
* Vòng 1: Ô chữ tiếng Việt
- Có 10 ô chữ, sau 01 phút suy nghĩ, đội nào có câu trả lời đúng
61
và nhanh nhất sẽ ghi được 2 điểm.
- Sau mỗi ô chữ là một từ khóa để từ đó các đội tìm được chìa khóa
cuối cùng của vòng chơi. Đội nào giải được ô chữ cuối cùng
sẽ ghi được 10 điểm.
* Vòng 2: Nhìn hình đoán chữ
- Có 5 bức tranh ứng với 5 mảnh ghép của bức tranh cuối cùng.
- Đoán được mỗi bức tranh các đội sẽ ghi được 2 điểm; đoán được
bức tranh cuối cùng sẽ ghi được 10 điểm.
* Vòng 3: Giải quyết tình huống
- Ban tổ chức sẽ đưa ra các tình huống có liên quan đến hiện
tượng “tha hóa” tiếng Việt để các đội chơi lần lượt lên bốc thăm
và giải quyết.
- Điểm tối đa của vòng thi này là 25 điểm.
* Vòng 4: Hùng biện
- Mỗi đội sẽ cử một thành viên lên thuyết trình về “Tiếng Việt
và hiện tượng “tha hóa” của tiếng Việt”.
- Điểm tối đa của vòng thi này là 25 điểm.
Tổng điểm tối đa sau 4 vòng là 100 điểm.
3.
Tổng kết chương trình – Trao thưởng cho đội chiến thắng.
2.2.2. Phát động phong trào viết bảng tin trong lớp học theo chủ đề, chủ điểm
- Các lớp trong Nhà trường đều được trang bị một bảng thông tin. Với bảng
thông tin này, mỗi tổ trong lớp sẽ được phụ trách nội dung của bảng trong vòng
một tháng.
62
- Chủ đề của từng tháng sẽ được đưa ra dựa theo những ngày lễ lớn có trong
tháng ấy. Các bạn có thể làm thơ, sáng tác truyện, vẽ tranh, sưu tầm những câu thơ,
câu ca dao, tục ngữ,… miễn là phù hợp với chủ đề đã đưa ra và quan trọng nhất là
thể hiện đươc sự đa dạng, giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt.
Và dưới đây nhóm chúng tôi xin đưa ra vài chủ đề ví dụ như sau:
+ Tháng 1 có ngày Tết nên chúng ta có thể đặt ra chủ đề: “Tết Việt”.
+ Tháng 3 có ngày 8/3 nên chủ đề có thể là: “Nét duyên người Việt”.
+ Tháng 11 có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ là chủ đề: “Lời tri ân”.
+ Tháng 12 có ngày 22/12 sẽ là chủ đề: “Hát mãi khúc quân hành”…
Như vậy, mỗi tháng với những chủ đề khác nhau sẽ khuyến khích các bạn
tìm tòi để mở rộng vốn kiến thức. Đây đồng thời cũng là cơ hội để các bạn học
sinh nhận ra được sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt, từ đó biết cách sử dụng
tiếng Việt một cách đúng đắn và phù hợp hơn.
63
Bảng tin với chủ đề “Lời tri ân” tại lớp …………
64
2.3. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động trên mạng xã hội
2.3.1. Tổ chức chương trình hành động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
trên Facebook
Theo thống kê thì Facebook hiện là trang mạng xã hội được giới trẻ quan
tâm nhiều nhất và 100% học sinh Trường THPT ...................... cũng sử dụng trang
mạng xã hội này. Vì thế, nhóm chúng tôi đã chọn Facebook để lập trang “Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt” với mục đích rèn luyện cách sử dụng đúng và chính
xác tiếng Việt. Và đây là một số hình ảnh về trang:
- Avatar:
- Ảnh bìa:
65
- Tên page: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
- Admin: …………….
- Nội dung:
+ Thường xuyên cập nhập những bài báo về vai trò to lớn, thiêng liêng của
tiếng Việt; về thực trạng sử dụng tiếng Việt và thái độ của học sinh đối với việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Tổ chức các trò chơi thú vị như trò chơi ô chữ, tìm lỗi sai tiếng
Việt,… nhằm kiểm tra và nâng cao kiến thức tiếng Việt.
+ Tạo ra một mục đặc biệt mang tên “Lời hay ý đẹp”. Tiếng Việt là một
ngôn ngữ hay, đẹp một phần là do nó được thể hiện qua thơ, ca, nhạc,… Vì thế
ở mục này, người dùng Facebook có thể đóng góp cùng Admin những bài thơ ca,
những bức ảnh về quê hương, đất nước. Nó làm con người gắn bó quê hương hơn
và vì thế mà yêu tiếng nói của mình hơn.
+ Đăng tải những hình ảnh trong quá trình hoạt động.
+ Tích cực thảo luận, trao đổi và tiếp thu ý kiến của người dùng Facebook.
66
67
Hình ảnh về page “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
2.3.2. Phát động cuộc thi viết bài trên Onenote theo chủ đề, chủ điểm
DỰ ÁN: TẾT TRÊN THẾ GIỚI –
NÉT ĐẸP VĂN HÓA RIÊNG CỦA MỖI DÂN TỘC
(NEW YEAR IN THE WORLD - SUBCULTURE OF EACH NATION)
I. MỤC TIÊU
1. Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm tích hợp các môn học Hóa học, Lịch
sử, Mĩ thuật, Tin học, Văn học, Địa lí, Công dân, Âm nhạc, Vật lí, Tiếng Anh.
2. Thông qua dự án nhằm tăng cườngviệc áp dụng công nghệ thông tin vào học
tập, giảng dạy giúp giáo viên và học sinh sử dụng tốt hơn Outlook, OneDrive,
Onenote, Skype, Facebook… trong giảng dạy và học tập.
3. Học sinh vận dụng được kiến thức liên môn làm nên sản phẩm của nhóm mình
theo nội dung sau:
* Giới thiệu về món ăn truyền thống ngày Tết
* Giới thiệu về phong tục tập quán ngày Tết
* Giới thiệu về lễ hội truyền thống ngày Tết
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. CÁC THẦY CÔ LẬP TÀI KHOẢN:
- Lập OUTLOOK, sử dụng ONEDRIVE để lưu trữ dữ liệu trực tuyến.
- Lập tài khoản Skype để thảo luận.
- Lập tài khoản YouTube để đưa các video lên mạng.
- Lập tài khoản Facebook để tham gia trực tiếp vào trang chủ của dự án.
2. THAM GIA TRANG CHỦ CỦA DỰ ÁN
https://www.facebook.com/events/378066525704433/?ref=29&ref_notif_type=like
&source=1
3. TIẾN HÀNH
68
3.1. Phân nhóm cho học sinh (Mỗi lớp phân chia làm 3 nhóm)
* Nhóm ẩm thực:
- Tìm hiểu về các món ăn truyền thống ngày Tết: cách chế biến, tác dụng của
món ăn.
- Chụp ảnh, làm clip hướng dẫn cách chế biến, viết bài giới thiệu bằng tiếng
Việt và tiếng Anh.
* Nhóm lễ hội:
- Tìm hiểu về các lễ hội truyền thống ngày Tết: nguồn gốc, cách thức và thời
gian tổ chức.
- Quay các clip, chụp ảnh về lễ hội đó, viết bài giới thiệu bằng tiếng Việt và
tiếng Anh.
* Nhóm phong tục truyền thống:
- Tìm hiểu các tục lệ trong ngày Tết: nguồn gốc, ý nghĩa, tiến hành như thế
nào…
- Viết bài cảm nhận về nét đẹp của tục lệ truyền thống, giới thiệu bằng tiếng
Việt và tiếng Anh.
3.2. Phân vai cho học sinh:
* Nhóm ẩm thực:
- Nhóm trưởng: chỉ đạo chung.
- Thư kí: ghi chép.
- Chuyên gia ẩm thực phụ trách về chế biến món ăn: 3 em.
- Dẫn chương trình giới thiệu về món ăn: 1 – 2 em.
- Phóng viên viết bài giới thiệu, quay các clip, chụp ảnh: 3 – 4 em.
* Nhóm lễ hội:
- Nhóm trưởng: chỉ đạo chung.
- Thư kí: ghi chép.
- Chuyên gia lịch sử tìm hiểu về lễ hội: 3 em.
69
- Dẫn chương trình giới thiệu về lễ hội: 1 – 2 em.
- Phóng viên viết bài giới thiệu, quay các clip, chụp ảnh: 3- 4 em.
* Nhóm phong tục truyền thống:
- Nhóm trưởng: chỉ đạo chung.
- Thư kí: ghi chép.
- Chuyên gia văn hóa tìm hiểu về phong tục truyền thống: 3 em.
- Dẫn chương trình giới thiệu về phong tục truyền thống: 1 – 2 em.
- Phóng viên viết bài giới thiệu, quay các clip, chụp ảnh: 3- 4 em.
3.3. Sản phẩm của học sinh
- Sản phẩn đúng theo nhiệm vụ đã phân công.
- Video clip, ảnh chụp.
- Viết bài giới thiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Bắt đầu tham gia: 20 tháng 01 năm 2014.
2. Triển khai cho học sinh từ 25 tháng 01.
3. Học sinh thực hiện từ 25 tháng 01 đến hết tết Nguyên đán.
4. Liên lạc qua Facebook, Skype…
IV. BÁO CÁO SẢN PHẨM
Bằng một trong hai hình thức:
1. Trực tiếp trên trang Facebook, các clip đưa lênYoutube, lấy đường link đưa
vào trang chủ của dự án.
2. Viết vào OneNote.
70
Các bài viết trên Onenote
2.3.3. Lập Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”
Mọi người biết đến WordPress đơn giản là để viết Blog, để đăng tải thông
tin của mình lên mạng nhưng không đơn giản như vậy, WordPress còn có chức
năng như mọi Website khác. Nó có thể làm site tin tức, đánh giá, bán hàng… thậm
chí là… mạng xã hội. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lập một Website trên
Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”. Web được thành lập với mục đích
tuyên truyền, giúp cho mọi người hiểu biết hơn về tầm quan trọng của tiếng Việt
trong cuộc sống của chúng ta cũng như những nguy cơ mà tiếng Việt đang phải đối
mặt. Từ đó, mọi người sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn và có ý thức hơn trong
việc sử dụng tiếng Việt, đặc biệt trên các trang mạng xã hội.
71
Các hình ảnh trên Wordpress
72
E. THẢO LUẬN
Sau khi đưa ra kết quả bước đầu, đánh giá về thực trạng sử dụng mạng xã
hội và sự thay đổi về nhân cách của giới trẻ khi sử dụng và tìm ra một số giải pháp,
phương hướng hành động, nhóm thực hiện đã làm một phép đối chứng giữa nhóm
các học sinh sử dụng mạng xã hội đã được giáo dục định hướng dựa trên một số
giải pháp nêu trên và nhóm các học sinh sử dụng mạng xã hội nhưng chưa được
giáo dục định hướng để thấy được sự khác nhau giữa hai nhóm học sinh qua các
phiếu điều tra học sinh sau khi thử nghiệm đồng thời là quá trình kiểm nghiệm tính
đúng đắn của các chương trình giáo dục phục hồi nhân cách.
Từ thực trạng về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng
mạng xã hội nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp giáo dục cũng như các
chương trình hành động cụ thể. Sau khi các giải pháp được áp dụng vào thực tế,
nhóm nghiên cứu đã khảo sát về mức độ nhận thức của học sinh, đồng thời cũng để
kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp.
1. Thiết kế bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo phương pháp
mới (sách Ngữ văn lớp 12)
Sau khi thực hiện bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo
phương pháp mới (sách Ngữ văn lớp 12), nhóm nghiên cứu đã phát phiếu điều tra
về mức độ hiểu bài của học sinh và thu được các kết quả sau:
- Về mức độ hiểu bài:
+ 100% học sinh hiểu bài.
+ 0% học sinh không hiểu bài.
- Về mức độ yêu thích đối với giờ học:
+ 85% học sinh thích giờ học.
+ 15% học sinh thích giờ học ở mức độ bình thường.
+ 0% học sinh không thích giờ học.
73
PHIẾU ĐIỀU TRA SAU GIỜ HỌC
(Dành cho học sinh)
- Họ và tên học sinh:.........................................................................................
- Lớp:.................................................................................................................
Các bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau băng cách đánh dấuvào các đáp án.
1. Sau khi học xong bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo phương pháp
mới, bạn hiểu bài ở mức độ nào:
 Có
 Không
2. Sau khi học xong bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo phương pháp
mới, bạn có cảm thấy yêu thích giờ học?
 Thích Bình thường
 Không thích
3. Bạn có muốn tiếp tục học các giờ học như thế này?
 Có
 Không
4. Sau khi học, bạn có quan tâm hơn về tiếng Việt?
 Có
 Không
2. Thiết kế bài giảng “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách Tin
học lớp 10)
Sau khi học xong “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản” (sách Tin
học lớp 10) nhóm nghiên cứu đã phát phiếu điều tra về mức độ hiểu bài của học
sinh và thu được các kết quả sau:
- Về mức độ hiểu bài:
+ 100% học sinh hiểu bài.
+ 0% học sinh không hiểu bài.
- Về mức độ yêu thích đối với giờ học:
74
+ 95% học sinh thích giờ học.
+ 5% học sinh thích giờ học ở mức độ bình thường.
+ 0% học sinh không thích giờ học.
3. Tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa thường niên với chủ đề “Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
Chương trình hoạt động ngoại khóa thường niên với chủ đề “Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt” đã tổ chức thành công và thu hút được nhiều sự quan
tâm của các bạn học sinh. Khi phỏng vấn 10 bạn học sinh thì cả 10 bạn đều trả lời
chương trình rất hay, bổ ích và các bạn đều rất thích chương trình. Sau khi tham
gia chương trình, các bạn đều thấy quan tâm hơn đến tiếng Việt và nhận thức được
trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Phát động phong trào viết bảng tin trong lớp học theo chủ đề, chủ điểm
Ngay khi phong trào được phát động các lớp đều tỏ ra rất hứng thú. Các bạn
cho rằng đây là một hoạt động để các bạn có thể thư giãn sau giờ học và cũng là
dịp để các bạn thể hiện các năng khiếu của mình như làm thơ, viết truyện, trang
trí,... Đồng thời các bạn cũng cho rằng đây là cơ hội để các bạn có thể trau dồi vốn
tiếng Việt của mình.
Đặc biệt, ở các khối lớp xã hội như lớp chuyên Văn, chuyên Anh, chuyên
Nga, chuyên Pháp, chuyên Trung, lớp Song ngữ, lớp Xã hội…, phong trào viết
bảng tin theo chủ đề, chủ điểm được hưởng ứng nhiệt liệt.
5. Tổ chức chương trình hành động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
trên Facebook
Trang “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trên Facebook đã thu hút được
rất nhiều lượt thích của các bạn trẻ. Khi được phỏng vấn qua các phòng “chat kín”,
4/5 bạn cho rằng nội dung của trang khá là phong phú, thú vị đồng thời nó cũng
giúp các bạn thấy được hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt
75
khi sử dụng mạng xã hội và nó như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bạn trong
việc sử dụng các trang mạng xã hôi, đặc biệt là Facebook.
6. Phát động cuộc thi viết bài trên Onenote theo chủ đề, chủ điểm
Sau khi cuộc thi viết bài trên Onenote được phát động, các bạn trẻ đều tỏ ra
khá hứng thú. Và đến nay đã có hơn 500 bài viết được đăng trên Onenote với chủ
đề: DỰ ÁN: TẾT TRÊN THẾ GIỚI - NÉT ĐẸP VĂN HÓA RIÊNG CỦA MỖI
DÂN TỘC (NEW YEAR IN THE WORLD - SUBCULTURE OF EACH
NATION), trong đó hơn 300 bài có chất lượng bài viết rất tốt, nội dung rất đa
dạng, phong phú, kèm theo hình ảnh sinh động. Đây cũng là một cơ hội tốt để các
bạn thể hiện tinh thần dân tộc của mình.
7. Lập Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”
Khi nhóm nghiên cứu đăng bài trên Wordpress đã thu hút khá nhiều sự chú ý
của các bạn trẻ. Rất nhiều bạn đã bình luận và tỏ ra quan tâm đến vấn đề “tha hóa”
của tiếng Việt bởi các bạn cho rằng tiếng Việt đang ngày càng bị mai một bởi thứ
“ngôn ngữ teen”, “ngôn ngữ @”. Các bạn cũng thảo luận thêm với nhóm nghiên
cứu về các giải pháp khắc phục, về tính hiệu quả của các phần mềm dịch “ngôn
ngữ teen” (V2V) hay bộ lọc ngôn ngữ. Từ đó, chúng ta đã thấy được phần nào ý
thức trách nhiệm của các bạn trong việc giữ gìn tiếng Việt cho mai sau.
76
F. KẾT LUẬN
Đề tài “Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
dụng mạng xã và một số giải pháp” là một nghiên cứu khoa học:
- Nhằm sáng tỏ hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt khi sử dụng mạng xã hội đối với các bạn học sinh THPT nói riêng và đối với giới trẻ nói chung.
- Nhằm phản ánh sâu sắc thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới
trẻ khi sử dụng mạng xã hội và đưa ra các giải pháp, phương hướng giải quyết,
hành động có hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng trên.
Đề tài “Thực trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử
dụng mạng xã hội và một số giải pháp” sau quá trình nghiên cứu, tìm tòi của
nhóm thực hiện đã mang lại những kết quả cụ thể:
- Tiến hành thực hiện bài giảng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (sách
Ngữ văn lớp 12) theo phương pháp mới tại lớp 12 Văn.
- Tiến hành thực hiện bài giảng “Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn
bản” (sách Tin học lớp 10) tại lớp 10 Anh1.
- Tổ chức thành công chương trình hành động ngoại khóa thường niên với
chủ đề: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” tại trường THPT .......................
- Tổ chức thành công chương trình hành động “Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt” trên Facebook.
- Thiết kế được bảng tin theo chủ đề từng tháng tại các lớp xã hội khối 10 và
khối 11.
- Tiến hành viết bài trên Onenote với chủ đề: “Tết Việt”.
- Lập Wordpress với chủ đề “Tiếng Việt cho mai sau”.
Đồng thời, nhóm cũng đưa ra các khuyến nghị. Đề tài còn hạn chế bởi diện
điều tra còn hạn hẹp do hạn chế về thời gian, chương trình hành động ngoại khóa
thường niên còn một số tồn tại, page “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” còn
77
chưa phong phú. Về hướng phát triển: Mở rộng đối tượng nghiên cứu “Thực
trạng hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và
một số giải pháp” và định hướng việc sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí, đúng
đắn. Ngoài ra, cần có sự can thiệp đồng bộ của gia đình, nhà trường và xã hội, đưa
ra những quy định đối với việc sử dụng mạng xã hội.
78
G. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- http://www.tinmoi.vn: “Thành ngữ tuổi teen” có lệch chuẩn tiếng Việt?
- http://vov.vn: Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!
- http://hpu.edu.vn: “Ngôn ngữ @” và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
- http://www.baomoi.com/: Sự trong sáng của tiếng Việt và nguy cơ bị xâm
lăng.
- http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/qua-nhieu-tieng-viet-lechchuan-n20120601093337481.htm.
- http://vov.vn/blog/tranh-luan-tiep-ve-tieng-viet-lech-chuan-310582.vov.
- http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Lechchuan-tieng-Viet.html.
- http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-ngon-ngu-cua-gioi-tre-hiennay-57634/: Tiểu luận Văn hóa ngôn ngữ trẻ hiện nay.
- http://nongnghiep.vn/ngon-ngu-gioi-tre-da-den-luc-can-phien-dich-tiengviet-post100946.html.
- http://www.academia.edu/4493393/thực_trạng_ngôn_ngữ_chat.
- Hoàng Khánh Hưng, “Tiếng Việt trên blog”, Luận văn cao học, 2007.
- Nguyễn Văn Khang, “Ngôn ngữ học xã hội”, Nhà xuất bản Giáo dục Viêt
Nam, 2012.
- Phan Nha Trang, “Ngôn ngữ của giới trẻ trên diễn đàn tuổi teen”, Khóa
luận tốt nghiệp, 2010.
79
- Nguyễn Văn Khang, “Tiếng lóng Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, 2001.
- Nguyễn Văn Khang, “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2007.
80
H. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra về hiện tượng “tha hoá” tiếng Việt của học sinh
THPT khi sử dụng mạng xã hội (dành cho học sinh)
TRƯỜNG THPT ......................
CUỘC THI SÁNG TẠO KHOA HỌC
KĨ THUẬT INTEL ISEF 2015
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG VIỆT
KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT
(Dành cho học sinh)
Họ và tên: ……………………..................... Lớp: …………………………..
Các bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấuvào các đáp án.
1. Các bạn thường sử dụng chủ yếu trang mạng xã hội nào ?
 Facebook Instargram
 Twitter Youtube
 Zing Me Google Plus
 Các mạng xã hội khác:........................................................................
2. Bạn có thường xuyên nói tục chửi bậy, sử dụng tiếng lóng hay “ngôn ngữ @”
trên mạng xã hội không?
 Có Không
 Ít sử dụng
3. Nếu có thì bạn thường sử dụng dưới hình thức nào?
 Công khai (đăng trạng thái, viết bình luận...)
 Phòng chat kín (với bạn bè thân thiết)
81
4. Theo bạn, việc giới trẻ sử dụng tiếng Việt “bị biến đổi” (“teencode”, “ngôn
ngữ @”, tiếng Anh lẫn tiếng Việt) là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

 Tích cực Tiêu cực
Vì sao? ..................................................................................................................
5. Nếu có một bộ lọc ngôn ngữ hoạt động song song với các trang mạng xã hội
thì bạn có ủng hộ không? Giải thích?
 Có  Không
6. Hãy đánh dấu vào những nguyên nhân màbạn cho là chủ yếu dẫn đến hiện
tượng “tha hóa” tiếng Việt của học sinh THPT khi sử dung mạng xã hội:
NGUYÊN NHÂN
STT
1
Do thói quen.
2
Sử dụng theo trào lưu trên các trang mạng xã hội hoặc ảnh
hưởng từ những người xung quanh (bạn bè, hàng xóm,…).
3
Do tâm lí tuổi teen luôn thích cái mới, muốn thể hiện bản
thân, muốn trở nên nổi bật.
4
Tự thấy hay thì dùng, nghĩ gì nói đấy, không gò bó.
5
Chưa có sự giáo dục, kiểm soát đầy đủ từ gia đình, nhà trường
và xã hội.
6
Giải toả cảm xúc (chủ yếu là sự bực tức, bất mãn,…).
7
Các nguyên nhân khác (xin ghi rõ)……………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
82
Ý KIẾN
7. Bạn có tin tưởng vào ngôn ngữ của bản thân không chịu ảnh hưởng của hiện
tuợng “tha hoá” Tiếng Việt?
 Có tin tưởng
 Không tin tưởng
8. Bạn hứng thú đối với việc rèn luyện để có được tiếng Việt chuẩn mực khi sử
dụng mạng xã hội của người học sinh ở mức độ nào ?
 Thích
 Bình thường
 Không thích
Vì sao?..................,….............................................................................................
Phụ lục 2: Phiếu điều tra về hiện tượng “Tha hóa” tiếng Việt mạng xã hội của
học sinh THPT (dành cho giáo viên bộ môn Văn)
TRƯỜNG THPT ......................
CUỘC THI SÁNG TẠO KHOA HỌC
KĨ THUẬT INTEL ISEF 2015
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HIỆN TƯỢNG “THA HÓA” TIẾNG VIỆT
KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT
(Dành cho giáo viên bộ môn Văn)
Họ và tên: …………………….............. Trường: …………………………..
Thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấuvào các đáp án.
1. Thầy (cô) thấy học sinh của mình cóhay vi phạm các lỗi tiếng Việt khi nói/viết
chưa?
Chưa từng
Thường xuyên
Thi thoảng
2. Thầy (cô) thấy khi phát biểu, học sinh cóhiểu rõ và sử dụng đúng tiếng Việt
không?
Chưa hiểu
Hiểu sơ sơ
Hiểu rõ
3. Khi viết bài, học sinh có hay mắc các lỗi chính tả, viết tắt không?
83
Chưa từng
Thường xuyên
Thi thoảng
4. Thầy (cô) đã thấy trường hợp nào đưa ngôn ngữ có nội dung thiếu trong sáng
vào bài văn của mình chưa?
Có
Không
5. Theo thầy (cô) thì học sinh có hứng thú với các tiết học “Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt” không?
Có
Không
6. Thầy (cô) có thấy hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt khi sử dụng mạng xã hội của
học sinh THPT đang ngày càng lan rộng không?
Có
Không
7. Thầy (cô) đánh giá gì về hiện tượng “tha hóa” tiếng Việt khi sử dụng mạng xã
hội ở học sinh THPT hiện nay?
Đây là một hiện tượng khá mới mẻ.
Đây là một hiện tượng phổ biến.
Không quan trọng vì mạng xã hội là nơi thể hiện cá tính của học sinh.
Ý kiến khác: ..........................……….......……………………………………….
9. Thầy (cô) thấy vấn đề này có nghiêm trọng hay không?
Có, vì nó làm ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức và hình thành nhân cách
của học sinh.
Không, vì học sinh có quyền thể hiện con người và cá tính của mình khi sử dụng
mạng xã hội, giáo viên không nên can thiệp.
Ý kiến khác: ………………………………………………………..……………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
10. Theo thầy (cô), nên có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
84
Related documents